Friday, December 29, 2017

9 tuyệt chiêu giúp bạn khôi phục thị lực vô cùng hiệu quả

Một nguyên tắc cơ bản của y học là nếu bạn không thường xuyên sử dụng cơ bắp, nó sẽ trở nên yếu đi. Cũng giống như bất kỳ cơ bắp nào khác trên cơ thể, bạn cần tập luyện cơ mắt của mình để giúp đôi mắt hoạt động tốt hơn.
Dưới đây là 9 cách có thể giúp khôi phục lại thị lực được chứng minh rất hữu hiệu:

1. Tránh để mắt hoạt động quá sức suốt cả ngày. Hãy ngắm mắt trong một vài phút và để mắt nghỉ ngơi trong 2-3 tiếng mỗi ngày.
2.. Đây là 16 bài tập cơ bản nổi tiếng dành cho mắt bạn có thể áp dụng hàng ngày. Những bài tập này được chứng minh có thể cải thiện tình trạng mắt kém của chúng ta.
alt
3. Nếu bạn đang đeo kính, hãy giảm thời gian mang chúng. Bạn chỉ đeo kính khi cần thiết và tháo kính ra thường xuyên hơn.
4. Đừng bỏ qua bước massage mắt để giúp cải thiện thị lực của mình. Chuyển động tròn nhẹ nhàng xung quanh mắt theo các điểm như hình dưới đây:
alt
Tập trung vào trọng tâm mắt và dùng ngón tay ấn vào mắt bạn (khi đã nhắm mắt lại). Bạn sẽ cảm thấy hơi tức nhưng chắc chắn làm động tác này ở mức vừa phải, không gây đau đớn.
5. Khi bạn đi ra ngoài đi dạo và hít thở không khí, hãy cố gắng nhìn ở khoảng cách xa thường xuyên hơn là tập trung vào đôi chân hay điểm ngay trước mặt mình.
6. Uống nước ép cà rốt thường xuyên, tốt nhất là uống mỗi ngày. Nếu bạn muốn đạt được lợi ích tối đa từ việc này, hãy cho thêm 1 hoặc 2 giọt dầu ô liu vào. Nó sẽ không làm hỏng mùi vị nhưng giúp bạn hấp thụ các chất có lợi trong nước ép cà rốt hiệu quả hơn.
alt
7. Khi đôi mắt của bạn mệt mỏi, hãy rửa bằng nước ấm.
8. Không nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, TV hoặc điện thoại ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
9. Hãy thử thực hiện bài tập Trataka của Ấn Độ cho đôi mắt. Bài tập này sẽ giúp đôi mắt và tâm trí của bạn tập trung hơn.
alt
alt
Thực hiện:
Ngồi đối diện với một vật thể đặt trong không gian mở (một cây nến chẳng hạn). Tập trung đôi mắt của bạn và mọi sự chú ý vào nó. Cố gắng không chớp mắt. Bạn nên nhắm vào vật thể, cố ghi nhớ chi tiết hình ảnh của vật thể trong tâm trí và trí nhớ của bạn.
Sau đó, bạn nhắm mắt lại và tập trung sự chú ý vào vùng giữa lông mày của bạn. Cố gắng giữ hình ảnh vật thể trong đầu cho tới khi nào bạn có thể. Thực hiện bài tập này trong khoảng 10 phút.
Mục đích của bài tập này là giúp bạn nhìn hình ảnh rõ hơn trước khi đôi mắt của bạn trở nên mệt mỏi.
Theo 24h
tinhhoa online

NƯỚC GỪNG NÓNG có thể trị nhiều loại bệnh thường gặp .

Gừng vốn là vị thuốc lành tính nhất, lại có vô cùng nhiều công dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó thì ai cũng biết gừng quá quen thuộc với chúng ta và trong bếp nhà nào cũng có, dễ ăn và dễ dùng, lại chữa được vô số bệnh.
Vậy tại sao chúng ta không tận dụng vị thuốc tuyệt với từ gừng để chữa các bệnh dưới đây?
Nước gừng nóng dụng trị lở miệng
Dùng nước gừng tươi uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng.
Dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân làm hạ huyết áp cao
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút.. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.
Nước gừng tươi nóng ngâm chân trị hôi chân
Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Nước gừng tươi nóng trị đau lưng và đau vai
Dùng nước gừng nóng cho thêm chút mật ong và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau, làm nhiều lần giúp giảm đau hiệu quả.
Gừng tươi trị gàu hiệu quả
 Thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
 
 Gừng tươi dùng rửa mặt giúp làn da hồng hào, tươi sáng
Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.
Nước gừng nóng trị đau nửa đầu
Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Nước gừng nóng giúp phòng ngừa và trị sâu răng
Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Lưu ý:
Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp.không nên dùng .
Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

Thursday, December 21, 2017

Công Dụng trị bệnh của Rượu Tỏi - Công Thức của người Ai Cập Trung Đông - Nghiên Cứu của Hội Y Sĩ Quốc Tế


 


Cách chế biến rượu tỏi.
Tỏi khô lột vỏ và giả nhỏ (sau khi giả nhỏ nhớ để ngoài không khí khoãng 30 phút)
50 gram tỏi thì pha với 100ml rượu gốc (45 độ)  100ml=nữa chén cơm
Ngâm sau 10 ngày có thể xử dụng được 
Cách dùng:
Sáng 1 muỗng café, chiều tối 1 muỗng café nếu không uống rượu được có thể pha với chút nước nấu chín để cho dễ uống và uống trước khi ăn
Ghi chú: với công thức trên có thể dùng 20 ngày và cứ 10 ngày có thể pha một liều mới
Để có thể rượu uống liên tục
Không nên dùng nếu:
-          Mang Thai
-          Lở loét
-          Loét dạ dày

Sunday, December 10, 2017

LÃNG TAI - BÀI TẬP THỂ DỤC CẢI THIỆN SỨC NGHE CHO NGƯỜI GIÀ

LÃNG TAI NGƯỜI GIÀ VÀ CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

           LÃNG TAI - BÀI TẬP THỂ DỤC CẢI THIỆN SỨC NGHE CHO NGƯỜI GIÀ
                                                                          Bài của Bác sĩ Huỳnh Hải
        Lãng tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều tình huống buồn cười . Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi ra đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thật là nguy hiễm…
Thưa các bạn, khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi
Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác.
Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già ( suy giảm thính lực ) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được
Nhưng thưa các bạn qua sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02 tháng
Hình ảnh sau đây là 1 trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập thể dục đơn giản để hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng:
bacHoanh
Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập 2 tháng 
Tôi hay gọi đùa bài tập đơn giản này là một món quà vô giá cho người cao tuổi. Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao tuổi
Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
– Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.
 Tai nghe âm thanh như thế nào?
Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai… ) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già. NHƯNG TRƯỚC KHI TẬP ĐỘNG TÁC CẢI THIỆN SỨC NGHE , CÁC BẠN CẦN ĐẾN PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG TẠI BỆNH VIỆN XIN LẤY RÁY TAI, VÌ NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN LÀ RÁY TAI CÓ THỂ CẢN TRỞ ÂM THANH VÀ LÀM ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỨC NGHE CỦA CHÚNG TA!

   Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác 

( MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT ):

 1 – Kéo Loa tai: 
dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai
taixuong
kéo loa tai xuống 
taingang
kéo ngang 
tailen
kéo lên
2 – Xoay tròn Loa tai:
 Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp
xoaytai1
xoay tròn 
xoaytai2
xoay ngược lại
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: 
Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt
bittai1
Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai 
bittai2
 buông 2 tay ra đột ngột 
4 – Vỗ vào xương chẩm ( sau đầu ) : 
Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30 lần
xcham1
Lòng bàn tai áp kín tai 
xcham2
 vỗ vào vùng xương chẩm
5 – Xoa Loa tai:
 Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn
xoatai
Xoa lên xoa xuống
Ngoài ra các bạn nên tránh tiếp xúc các tiếng động quá ồn trong thời gian dài ( thường nghe headphone, gần các xưởng máy, quán nhạc..) 
Sau khi sức nghe đã bắt đầu cải thiện, các bạn nên nhớ, chúng ta cần tập 5 động tác thể dục tai thường xuyên như những bài thể dục khác để ngày càng cải thiện sức nghe của chúng ta. Và các bạn đừng quên phản hồi ý kiến của các bạn cho tôi sau 2 tháng tập thể dục cho đôi tai của mình bạn nhé