Wednesday, September 5, 2018

Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae.

Đậu bắp có thể cao trên 2m, lá dài và rộng khoảng 10–20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5–7 thùy.
Hoa đường kính 4–8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt. Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng...
Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Tác dụng kiểm soát lipit nhờ chất xơ hòa tan được gọi là Pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu... 
Sau đây là một số tác dụng của đậu bắp:
- Giúp sáng mắt, đẹp da: Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.
- Giúp hạ mỡ máu: Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.
- Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
- Giúp tóc xanh, bóng mượt: Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.
- Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi: Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
- Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.

Tuy nhiên, đậu bắp có tính mát. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Tuesday, July 24, 2018

Signs You May Have a Blood Clot in Your Leg - Tắc mạch máu chân nguyên nhân và cách điều trị “Dứt Điểm” bệnh

They might not sound very life threatening, but a blood clot that develops in the deep veins of your leg, if left untreated and unable to dissolve of its own volition, may detach and travel to your lungs, causing a pulmonary embolism (or PE). In most cases, a leg blood clot will form due to lengthy periods of travel, for example if you remain immobile in cramped spaces—such as an airplane or bus—with few opportunities to stretch your legs or get up and walk around. 

Tắc mạch máu chân nguyên nhân và cách điều trị “Dứt Điểm” bệnh



Tắc mạch máu chân là căn bệnh nguy hiểm đến sưc khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ phần chi đó. Chính vì vậy, cần phát hiện các triệu chứng và được chẩn đoán kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.

1, Tắc mạch máu chân là gì?

– Bệnh tắc mạch chân là tình trạng hẹp/tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới vị trí tổn thương.
tac-mach-mau-chi-duoi
– Trường hợp dễ mắc bệnh tắc mạch máu chân ở những người: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…
– Bệnh tắc mạch máu chân rất thường bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp, đau thần kinh toại của người già. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cũng đã bị chẩn đoán nhầm như vậy mà không nghĩ đến bệnh tắc mạch máu chân, đến khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

2, Dấu hiệu nhận biết

Thứ 1: Đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi, hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được thậm chí là lúc nghỉ ngơi.
Thứ 2: Da chân tái và lạnh; loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân, kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng.
Những dấu hiệu đơn giản thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh về xương khớp của người già. Do vậy việc điều trị bệnh thường được bắt đầu ở giai đoạn muộn nên khó khăn hơn rất nhiều.
tac-mach-mau-chi-duoi

3, Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh?

– Nếu thấy chân xuất hiện triệu chứng như đã mô tả ở trên, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất.
– Cách chẩn đoán giản nhất và chính xác nhất là bác sĩ kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót.
– Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến tắc mạch máu chân.
– Biện pháp siêu âm mạch máu có thể giúp bệnh nhân biết rõ động mạch bị hẹp tắc ở vị trí nào và mức độ như thế nào, đồng thời có thể biết được mức độ thiếu máu ở chân ra sao nhờ đo chênh lệch huyết áp giữa cổ chân và cánh tay.
– Chụp cắt lớp hệ động mạch chủ ở toàn bộ chân dưới giúp xác định chẩn đoán phương pháp chẩn đoán chính xác nhất

4, Các phương pháp điều trị:

Hai phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu chân: Can thiệp mạch bằng ống thông và phẫu thuật làm cầu nối động mạch.
tang-huyet-ap-cap-cuu
So sánh 2 phương pháp: Phương pháp can thiệp mạch có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật, ngày càng được bệnh nhân chấp nhận nhiều hơn, có thể thực hiện được cho phần lớn bệnh nhân, kể cả các trường hợp bị tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân và bàn chân.

Phương pháp can thiệp động mạch chậu – chi dưới qua da bằng ống thông:

Dụng cụ can thiệp: các dây dẫn, ống thông gắn bóng và stent, được đưa đến vị trí tổn thương qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi.
Tác dụng: Khi lòng mạch được mở thông, các triệu chứng đau, mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn, vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên phần hoại tử nặng không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.
Có thể gây biến chứng từ nhẹ đến nặng: Phản ứng cản quang các mức độ khác nhau. Chảy máu vị trí chọc kim, phồng giả động mạch, bóc tách thành động mạch, tắc mạch cấp tính…

Những điều cần chú ý sau đặt stent động mạch chậu – chi dưới

tang-huyet-ap-uong-thuoc-gi
– Vị trí chọc động mạch được băng ép chặt, người bệnh cần nằm tại giường 6 – 8 giờ.
– Sau 12 giờ người bệnh  có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng.
– Thực hiện phương pháp này không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn. Động mạch có thể hẹp/tắc trở lại, hoặc phát sinh tổn thương mới.
– Bệnh nhân điều trị bằng việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị, nhằm hạn chế tái hẹp động mạch.
– Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…
Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ: bỏ thuốc lá và các chất kích thích, kiêng mỡ và phủ tạng động vật, hoạt động thể lực tăng dần theo khả năng.

 Cách chữa bệnh thông tắc mạch máu “Khỏi Hẳn” tại nhà từ thiên nhiên

Tắc mạch máu một căn bệnh là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây hại cho tính mạng của con người. Nhưng lại không được nhiều người để ý chính vì vậy, một khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn rất khó chữa trị dứt điểm. Bạn nên thực hiện các phương pháp thông tắc mạch máu ngay từ những ngày đầu phát hiện ra bệnh để có kết quả khả quan.

1, Hiện tượng tắc nghẽn mạch máu

Tắc mạch máu là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó làm ngưng trệ quá trình lưu thông máu do các cục máu đông và mỡ trong máu quá nhiều làm tắc nghẽn “đường đi” của máu, không đủ cung cấp máu và oxi đi nuôi dưỡng cơ thể, máu sẽ không lên não, tim và động mạch ở chân và tay. Một khi bị thiếu máu, cơ thể bạn sẽ gặp phải nhiều tình trạng đau nhức, mệt mỏi, tay chân rệu rã.
thông tắc mạch máu
Mọi người thường chủ quan và nhầm lẫn tắc mạch máu với bệnh đau xương khớp ở người già. Thông thường, nếu mạch máu bị tắc nghẽn khoảng dưới 70%, cơ thể con người sẽ không có bất kỳ cảm giác nào để nghi ngờ mình mắc bệnh vì chưa thấy rõ dấu hiệu của bệnh.
Tuy nhiên khi mạch máu tắc đến hơn 70%, khi cơ thể bắt đầu cảm giác thấy rằng hình như đã có một “trục trặc” gì đó. Đáng tiếc, thời điểm này đã là giai đoạn giữa hoặc cuối của bệnh tắc nghẽn mạch máu, rất khó điều trị và có thể để lại di chứng nặng nề.
Bệnh tắc nghẽn mạch máu xuất hiện bởi những mảng bám có thể là mỡ máu trên thành ống mạch máu, làm cho mạch máu càng ngày càng bị co hẹp và khi máu lưu thông qua “eo” bị chắn này sẽ bị cản trở.
Bạn có thể tưởng tượng tắc nghẽn mạch máu giống như bạn đổ một ít cát sỏi vào đường ống nước. Đổ nhiều tới đâu, nước sẽ khó chảy qua và chảy chậm tới đó. Khi cát sỏi ngày một nhiều lên, nước sẽ chảy nhỏ và dần dần ngừng chảy.
Hung thủ gây ra chính là mỡ máu hay lipit máu. Chúng tích tụ trong thành mạch máu, hình thức trông giống như cháo hạt kê vàng kết mảng với nhau.
Theo thời gian, bạn ăn càng nhiều thức ăn có chất tạo ra mỡ máu, chúng sẽ bám chắc vào thành huyết quản, làm “tắc đường”, gây thiếu máu cục bộ, xuất hiện bệnh tim và bệnh mạch máu não ngay sau đó.

2, Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc nghẽn mạch máu

Tắc nghẽn mạch máu thường xuất hiện ở những người bị sơ vữa động mạch, tiểu đường, làm việc trong môi trường căng thẳng, làm việc với tần suất cao.
Đau chi dưới: Sau khi bạn vận động hoặc đi bộ nhẹ nhàng bạn cảm thấy vùng cơ chi dưới bị đau, một số vùng cơ bị tê không còn cảm giác. Tuy nhiên khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể lại giảm dần các triệu chứng này. Những hiện tượng như vậy xuất hiện lặp đi lặp lại chính là lúc bạn cần nghĩ đến bệnh tắc nghẽn mạch máu.
Hiện tượng sưng phù, đỏ, đau, cảm giác nặng nề, tăng trương lực cơ của bên chi (chân) có bị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Khi hơi gấp mu bàn chân lại thì có cảm giác nhói.
Khó thở, cơn thở ngắn và không sâu
Mất ngủ thường xuyên
Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi
Người hay hút thuốc
Đau tức ngực do máu không vận chuyển được tới tim khiến tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tức ngực.

3, Phương thức bí truyền chữa thông tắc mạch máu

Để phòng bệnh và chữa bệnh các bác sỹ khuyên mỗi người đều có một cơ chế luyện tập và ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để hệ thống tim mạch tốt hơn, tránh các thức ăn có lượng colesteron cao gây ra các tình trạng như sơ vữa động mạch và các loại bệnh về tim mạch, mỡ máu…

Nguyên lý chữa bệnh có thể hiểu dùng các yếu tố làm tan mảng bám ở động mạch, giúp đường dẫn trở về nguyên trạng khiến máu và ô xi lưu thông dễ dàng.
Một phương pháp bí truyền đến từ nước Anh đã được kiểm chứng là có kết quả nhờ những vị thuốc có tính ấm, làm tiêu mỡ và bổ máu bao gồm vị thuốc sau: một cốc giấm táo, một cốc nước gừng, cốc mật ong, cốc nước chanh và cốc nước tỏi ép.
Bước 1: Đem hỗn hợp nước gừng, nước tỏi đổ vào nồi (đất). Sau đó, đổ thêm nước chanh và giấm táo. Nổi lửa to, đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu. Không cần đậy nắp nồi để nước bay hơi hết. Đun nhỏ lửa đến khi còn một nửa tắt bếp.
Bước 2: Đợi cho nhiệt độ thuốc nguội đi thì đổ mật ong vào, khuấy đều. Đổ mật ong vào chủ yếu là dễ uống, cho nên cho bao nhiêu là tùy khẩu vị của mỗi người.
Bước 3: Sau đó cho hỗ hợp này vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 4: Trước khi ăn sáng thì ăn một thìa.
Thực hiện liên tục trong 1 tháng mỡ trong máu sẽ tan đi, quá trình lưu thông máu lại trở lên bình thường.
Bằng phương thức bí truyền đến từ quốc gia xa xôi bạn có thể thông tắc mạch máu dễ dàng. Người bình thường cũng có thể áp dụng để phòng bệnh rất hiệu quả.

Saturday, June 9, 2018

Tim và Nước - Sức Khỏe

Bài 1: CÁCH UỐNG NƯỚC
Khi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe chúng ta.
 
Bài 2: UỐNG NƯỚC & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.
 
Rất Quan Trọng! Xin hãy ghi nhớ:
– 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
– 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
– 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
– 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.
 
Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên.
Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.
Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:
 
 – Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.
– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
 
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra.
Do đó các chuyên gia y học khuyên chúng ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Việc máu đông đặc chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với việc phòng chống đột quỵ.