Như
một tu sĩ hành giả, ngay khi thức dậy tôi tỏ lòng quy kính Đức Phật, và
tôi cố gắng để chuẩn cho tâm tư tôi vị tha hơn, từ bi hơn, trong ngày
ấy để tôi có thể làm lợi ích cho chúng sanh.
NHỮNG
NGÀY TRONG ĐỜI TÔI bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức
dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết
bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống,
hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …
Như
một tu sĩ hành giả, ngay khi thức dậy tôi tỏ lòng quy kính Đức Phật, và
tôi cố gắng để chuẩn cho tâm tư tôi vị tha hơn, từ bi hơn, trong ngày
ấy để tôi có thể làm lợi ích cho chúng sanh. Rồi tôi tập thể dục - tôi
đi trên máy đi bộ treadmill.
Khoảng
năm giờ tôi ăn điểm tâm; sau đó tôi có thêm vài buổi thiền tập nữa, và
tôi trì tụng cho đến tám hay chín giờ. Sau đó tôi thường đọc báo, nhưng
đôi khi tôi cũng đi vào phòng phỏng vấn cho những cuộc hội kiến. Nếu
không có chuyện gì khác để làm, chính yếu tôi học tập kinh điển mà những
vị thầy đã dạy cho tôi trong quá khứ, nhưng tôi cũng đọc một số sách vở
mới đây.
Sau
đó tôi thực tập thiền phân tích về lòng vị tha, mà tôi gọi là
bodhicitta, hay "tâm giác ngộ", tâm bồ đề, trong thuật ngữ Phật Giáo.
Tôi cũng thiền quán về tánh không. Tâm giác ngộ và tánh không là những
để mục thiền quán quan trọng nhất trong sự thực tập hàng ngày của tôi,
vì chúng sẽ hổ trợ tôi suốt cả ngày. Bất cứ khó khăn gì, những sự kiện
buồn, hay tin tức xấu có thể hiện lên, những thiền quán này cho phép tôi
ổn định tâm thức tôi một cách sâu sắc và hổ trợ nó từ bên trong.
Sau
buổi ăn trưa, tôi trở lại phòng phỏng vấn cho những buổi hội kiến khác.
Vào lúc này [tết Tây Tạng], hầu như mỗi tuần, tôi tiếp những người Tây
Tạng vừa mới đến từ quê hương Tuyết Sơn.
Khoảng
năm giờ là thời uống trà buổi chiều của tôi. Như một tu sĩ Phật Giáo,
tôi không ăn tối. Nếu đói bụng, tôi nhẫm một miếng bánh ngọt, thỉnh cầu
Đức Phật tha thứ. Sau đó tôi tận tụy cho những buổi cầu nguyện và thiền
tập nữa…
Khoảng
bảy hay tám giờ tôi đi ngủ - không phải không có sự thẩm tra lại những
gì tôi đã làm suốt trong ngày trước. Nhiều đêm tôi đã ngủ bảy hay chín
giờ đồng hồ. Đó là lúc tuyệt vời nhất! Hoàn toàn thư giản … (Cười).
Trong vòng tay của mẹ
Tôi Được Sinh Ra Vào Ngày Năm Tháng Năm
TÔI
ĐƯỢC SINH RA VÀO ngày năm tháng Năm, năm Con Heo Gỗ của lịch Tây Tạng,
hay sáu tháng Bảy năm 1935, của Dương Lịch. Tôi được đặt tên là Lhamo
Thondup, có nghĩa là, "Thiên nữ, người hoàn thành mọi ước nguyện." người
Tây Tạng đặt tên người, nơi chốn, và sự vật thường nghe rất tượng hình
khi được phiên dịch. Tsangpo, thí dụ thế, tên của con sông lớn nhất ở
Tây Tạng - sẽ trở thành dòng Brahmaputra dễ sợ ở Ấn Độ - có nghĩa là
"Người Làm Cho Trong Sạch".
Tên của
ngôi làng tôi là Takster, hay "Tiếng Rống của Cọp". Khi tôi là một đứa
bé, đó là một làng xã nhỏ nghèo, ở trên đồi nhìn xuống một thung lũng
rộng. Đất đai không phải để cho những nông dân mà cho những người du
mục, do bởi thời tiết không thể dự đoán được trong vùng. Khi tôi còn
nhỏ, gia đình tôi, cùng với khoảng hai mươi gia đình khác, kiếm được ít
ỏi cho cuộc sống trên vùng đất này.
Takster
tọa lạc ở vùng cực đông bắc của xứ sở, trong tỉnh Amdo. Ngôi nhà mà tôi
sinh ra là đặc thù của vùng đó ở Tây Tạng - được xây dựng bằng đá và
đất, với nóc bằng phẳng. Những máng xối làm bằng nhánh cây bách xù xoi
thủng đến đường nước mưa, đó là vật liệu bất thường trong khối kiến trúc
đó. Ngay phía trước căn nhà, giữa hai cánh là một sân nhỏ, giữa sân,
là một trụ cao để treo lá cờ với nhiều lời cầu nguyện được đính vào.
Thú
vật được nhốt phía sau nhà, vốn có sáu phòng: nhà bếp, nơi mà hầu như
chúng tôi dành nhiều thời gian nhất trong mùa đông, phòng cúng kiến với
một bàn thờ nhỏ, nơi mà tất cả chúng tôi tập họp vào buổi sáng để cúng
dường; phòng ngủ của cha mẹ tôi; một phòng khách; một kho chứa những vật
thực, và cuối cùng là chuồng cho thú vật.
Trẻ
con không có phòng riêng cho chúng. Như một bé con, tôi ngủ với mẹ tôi,
và sau đó trong nhà bếp, gần lò lửa. Chúng tôi không có ghế hay giường,
nói một cách chính xác, nhưng có những tấm gỗ phẳng được dựng lên để
ngủ trong phòng cha mẹ tôi và trong phòng khách. Chúng tôi cũng có vài
thùng gỗ, được sơn màu sắc sáng chói.
Tôi Có Thể Nhìn Thấy Những Tâm Hồn Khiêm Hạ Nhất
GIA
ĐÌNH TÔI SỐNG trong một vùng rất xa xôi hẻo lánh. Sining, thủ phủ của
Amdo, là thị trấn gần nhất, nhưng cũng phải mất ba giờ đồng hồ đi bằng
ngựa hay lừa để đến đấy. Làng chúng tôi rất nghèo, chỉ có thể nói lời
cảm ơn người anh tôi, người được nhìn nhận là một vị lạt ma tái sanh từ
đại tu viện Kumbum, đó là điều chúng tôi hơi hơn những người khác.
Tôi
luôn luôn vui thích với sự nguyên sơ của tôi. Nếu tôi được sanh ra
trong một gia đình giàu có hay danh giá, thật khó để tôi chia sẻ những
sự quan tâm cho những người Tây Tạng giản dị. Những năm tháng thơ ấu của
tôi ở Takster có một ảnh hưởng sâu sắc với tôi. Chúng cho phép tôi nhìn
thấy vào trong những tâm hồn khiêm hạ nhất, để đồng cảm với họ, khi tôi
cố gắng để làm cho những điều kiện sống của họ tốt đẹp hơn.
Tôi có
nhiều anh chị em; mẹ tôi sinh ra mười sáu đứa con trong thế giới này,
nhưng chỉ có bảy đứa sống còn. Chính là người chị tôi đã giúp mẹ tôi khi
tôi được sinh ra, vì lúc ấy chị đã mười chín tuổi. Chúng tôi rất gần
gũi với nhau, và có rất nhiều niềm vui trong đời sống khó khăn ấy.
Cha
mẹ chúng tôi là những nông dân nhỏ, nói một cách nghiêm túc, nhưng
không phải là những bần nông, vì họ mướn một thửa đất đai cho chính họ.
Lúa mạch và lúa mạch đen là những hạt chính ở Tây Tạng. Gia đình tôi
gieo trồng chúng, cùng với khoai tây. Nhưng nhiều khi nổ lực cả năm bị
tiêu tan bởi những trận mưa bảo hay khô hạn.
Chúng
tôi cũng có một ít gia súc, là một nguồn lợi đáng tin cậy hơn. Tôi nhớ
năm hay sáu con dzomo (thú lai giữa yak và bò), mà mẹ tôi thường vắt
sửa. Ngay khi tôi đứng được trên bàn chân tôi, tôi liền đi với mẹ tôi
đến chuồng thú. Trong áo tôi, tôi mang theo một cái chén, và bà sẽ đổ
sửa vào, vẫn còn ấm, ngay trong ấy.
Chúng
tôi cũng có một đàn thú nuôi khoảng tám mươi con, cả cừu và dê, và cha
tôi luôn luôn có một hay hai con ngựa, đôi khi ba con ngựa, mà ông rất
gắn bó. Trong vùng này, ông có tiếng là biết chăm sóc ngựa và thậm chí
biết chửa trị chúng nếu gặp dịp.
Cuối
cùng, gia đình tôi nuôi hai con tuyết ngưu (yak), là tặng phẩm của
thiên nhiên cho loài người, vì chúng có thể sống còn ở một độ cao trên
mười nghìn bộ. Chúng tôi cũng nuôi những con gà mái để lấy trứng, mà tôi
chịu trách nhiệm để lùa chúng vào chuồng. Tôi thường tự thích thú bằng
việc leo lên ổ gà, mà ở đấy tôi thích ngồi trên cao và túc túc như một
con gà mái!
Cha Mẹ Tôi Không Bao Giờ Nghĩ Tôi Có Thể Là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn
CHÍNH
MẸ TÔI đã nhắc tôi về những ký ức hai năm đầu trong đời tôi. Bà ngạc
nhiên khi nghe tôi lập đi lập lại rất sớm: "Tôi đến từ vùng trung Tây
Tạng, tôi phải trở lại đấy! Tôi sẽ đem cả nhà đi với tôi." Và trò chơi
thích thú của tôi là khăn gói đồ đạc của tôi; sau đó tôi sẽ nói lời giả
biệt với mọi người và giả vờ ra đi, ngồi dạng chân như cởi ngựa. Thân
quyến tôi nghĩ đó là trò chơi của trẻ con, và không ai chú ý đến. Chỉ
sau này chính mẹ tôi mới nghĩ rằng tôi có một trực giác về số phận nào
đó sẳn dành cho tôi.
Thành
thật mà nói, cha mẹ tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi có thể là Đức Đạt
Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Vài tháng trước khi tôi ra đời, cha tôi đau khổ
với cơn bệnh kỳ lạ làm ông mất ý thức nhiều lần và những cơn chóng mặt
lập đi lập lại, cho đến cuối cùng ông phải nằm liệt giường để lại tất cả
công việc nhà cho một bà bầu. Một cách kỳ lạ, vào buổi sáng tôi ra đời
ông cảm thấy được chửa trị, ngồi dậy như không khỏe mạnh, và đọc lời cầu
nguyện, giống như ông chưa từng bệnh tật. Khi ông biết là con trai ông
vừa được sinh ra vào lúc bình minh ngày may mắn ấy, ông nói với mẹ tôi
rằng đứa bé này chắc chắn không giống như những đứa khác, và nó nên trở
thành một tu sĩ.
Tôi Nhận Ra Xâu Chuỗi Của Tôi
TÔI
VẪN TỰ HỎI cho đến ngày hôm nay, làm thế nào đoàn tìm kiếm Đức Đạt Lai
Lạt Ma thứ mười bốn có thể khám phá ra ngôi làng bé nhỏ của tôi vốn rất
xa với mọi nơi, lạc lõng trong những đồng cỏ mênh mông của Amdo.
Năm
1933, tiền thân của tôi, Thubten Gyatso, đã rời thế giới này vào tuổi
năm mươi bảy. Thân thể của ngài được xông ướp theo phong tục, và những
vị tu sĩ đã giật mình khám phá vào một buổi sáng rằng đầu của ngài, vốn
được hướng về phía nam, đã quay về phía đông bắc. Chuyển động bất thường
này đã được diễn dịch như một dấu hiệu chắc chắn chỉ đến một vùng của
hóa thân tiếp theo của ngài.
Chẳng
bao lâu sau đó, giấc mộng của vị quan nhiếp chính xác nhận dấu hiệu
này. Trên mặt nước thiêng liêng của Lhamo Lhatso, ông đã thấy mẫu tự Ah,
Ka, và Ma của Tây Tạng lấp lánh. Sau đó có sự hình thành hình ảnh một
tu viện ba tầng, với một mái màu ngọc lam và vàng, và rồi một ngôi nhà
nhỏ xuất hiện. Nó có những máng xối với cấu trúc kết nối bất thường.
Không nghi ngờ gì đối với vị nhiếp chính rằng mẫu tự Ah biểu thị cho
tỉnh Amdo, đối với việc tiền thân quá cố của tôi đã quay đầu ngài sau
khi chết. Ka dường như được trình bày một cách hợp lý là viết tắt của tu
viện Kumbum, với ba tầng của nó và mái ngọc lam. Họ vẫn phải xác định
ngôi nhà nhỏ với những máng xối kỳ lạ.
Khi
đoàn tìm kiếm thấy, trong thung lũng, những nhánh cây bách xù xoắn lại
với nhau chạy dưới mái nhà một nông dân, thì rõ ràng với mọi người là
Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đang sống ở đây. Và sau khi khảo sát, họ nghiên
cứu một đứa bé được sinh ra trong căn nhà này, những thành viên trong
nhóm quyết định hiện diện tại cửa nhà chúng tôi và hỏi thăm để tạm trú
qua đêm.
Vị
lạt ma, người hướng dẫn phái đoàn giả dạng như người phục vụ và đi vào
nhà bếp. Tôi chạy đến ông ta, ngồi trên vạt áo ông, và đòi xâu chuỗi mà
ông đang đeo, thừa nhận đó là của tôi. Sự thân mật này làm mẹ tôi xấu
hổ, nhưng vị lạt ma đề nghị tặng tôi xâu chuối ấy nếu tôi có thể nói tên
ông. Tôi trả lời không do dự: "Ông là Sera Aga," bằng tiếng địa phương,
có nghĩa: "Ông là lạt ma ở Sera." Tôi cũng gọi tên những vị đồng hành
của ông và đùa vui với ông trong suốt buổi tối đó, cho đến khi đi ngủ.
Buổi sáng hôm sau đoàn tìm kiếm trở lại Lhasa, không nói gì với cha mẹ
tôi.
Tôi Vượt Qua Những Kiểm Nghiệm Về Việc Nhớ Kiếp Sống Trước Của Tôi
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
BA
TUẦN SAU, một phái đoàn đầy đủ những lạt ma và chức sắc tôn giáo đến
thăm viếng chúng tôi một lần nữa. Lần này họ mang theo vài vật dụng cá
nhân của vị tiền thân tôi, để lẫn với những thứ khác không liên quan đến
ngài. Việc này để cho thấy rằng những vị tái sanh non trẻ kia nhớ lại
những vật dụng và những người từ kiếp sống trước hay có thể đọc tụng
những bài kinh trước khi được học.
Khi
họ chỉ tôi hai cây gậy, tôi chạm vào một cây một cách do dự, nhìn nó
trong một vài giây và sau đó lấy cây kia, vốn thuộc về Đức Đại Đạt Lai
Lạt Ma thứ mười ba. Sau đó tôi nhẹ nhàng vỗ vào tay của vị lạt ma đang
nhìn chăm chăm vào tôi, thừa nhận rằng cây gậy này của tôi và trách ông
ta sao lấy cây gậy ấy của tôi.
Giống
như thế, tôi nhận ra, trong vài xâu chuỗi đen và vàng, những thứ thuộc
về vị tiền thân của tôi. Cuối cùng, họ ra hiệu cho tôi chọn một trong
hai cái trống: một nhỏ và giản dị, thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma 13 sử
dụng để gọi thị giả; và cái kia lớn và trang trí với những viền vàng.
Tôi đã chọn cái giản dị, mà tôi dùng để rung lên bắt đầu theo phong tục
của những sự thực hành nghi lễ.
Những
việc kiểm nghiệm này, mà tôi đã vượt qua thành công, đã làm cho những
thành viên của đoàn tin rằng họ đã tìm ra được hóa thân tái sanh mà họ
đang tìm kiếm. Đó cũng là một điềm lành là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã ở
lại tu viện bên cạnh khi ngài từ Trung Hoa trở về. Ngài đã được chào
đón ở đó bằng một nghi lễ, và cha tôi được chín tuổi vào lúc đó, đã hiện
diện trong buổi lễ đó. Vị trưởng đoàn tìm kiếm nhớ rằng Đức Đạt Lai Lạt
Ma thứ 13 đã quên một đôi hia vàng ở tu viện, và điều đó được diễn dịch
như một dấu hiệu rằng ngài sẽ trở lại. Ông cũng ngắm nhìn một cách
nhanh chóng ngôi nhà nơi tôi được sanh ra và lưu ý rằng khung cảnh nơi
ấy thật là xinh đẹp.
Ẩn Tâm Lộ, Sunday, January 10, 2016
Trích từ quyển My Spiritual Jouney của Đức Đạt Lai Lạt Ma
No comments:
Post a Comment