Wednesday, February 19, 2020

CÁCH PHÒNG TRÁNH DICH CORONA VIRUS

Một Thạc sĩ người Việt Nam đang làm việc tại Bệnh viện Thâm Quyến, Trung Quốc. Ông đang được chuyển sang nghiên cứu virus viêm phổi Vũ Hán. Ông gọi cho người nhà Việt Nam và nói với bạn bè . Nếu bạn bị sổ mũi và đờm khi bạn bị cảm lạnh, bạn không thể là một loại viêm phổi coronavirus mới, vì viêm phổi coronavirus là ho khan mà không chảy nước mũi. Đây là cách đơn giản nhất để nhận biết. Hãy nói với bạn bè của bạn rằng nếu bạn biết nhiều hơn về kiến thức y tế, bạn sẽ có nhận thức rõ hơn về nhận dạng và phòng ngừa.
Dịch Corona thực sự nguy hiểm, và KHÔNG CÓ MỘT LOẠI KHẨU TRANG NÀO CHỐNG ĐƯỢC DỊCH mọi người nhé. Nếu thực sự có loại khẩu trang chống được dịch, thì ko đến nỗi gần 20 bác sĩ bị nhiễm Corona! Người ta còn mặc quần áo bảo hộ, mặt nạ bảo hộ, đóng bỉm luôn còn dính nữa là dăm ba cái loại khẩu trang.
Loại virut này chỉ sinh sôi ở khí hậu lạnh, vì thế, mọi người nên tăng cường uống nước, ăn cam, giữ ấm cơ thể để tăng sức đề kháng, tránh thức đêm khiến cơ thể mệt mỏi dễ bị nhiễm bệnh nhé. Chứ ko phải ăn chơi hết mình, đi mua dăm 3 cái khẩu trang là chống dc đại dịch tầm cỡ thế giới đâu ạ. 

CÁCH PHÒNG TRÁNH DICH HIỆU QUẢ LÀ:
1. Tuyệt đối không đến những chỗ đông người như đền chùa, trung tâm thương mại, lễ hội đầu năm…Tết năm nào cũng có nhưng mạng người chỉ có một mà thôi! Việc hủy toàn bộ các hoạt động nơi công cộng là điều cần thiết và bắt buộc trong thời điểm này.
2. Cho trẻ nghỉ học hoàn toàn trong vòng ít nhất 2 tuần tới (tính từ ngày 31/01). Học là việc cả đời chứ không phải chuyện 1 tuần hay 1 tháng, đừng để bị cuốn vào “dịch bệnh” thành tích của hệ thống giáo dục.
3, Dự trữ thực phẩm để sử dụng trong vòng 3 – 4 tuần sắp tới. Bài học của Trung Quốc là một số thành phố bùng phát dịch đã xuất hiện tình trạng khan hiếm lương thực, thậm chí có nguy cơ chết đói (như Vũ Hán).
4. Xông nhà mỗi ngày để thanh lọc không khí, diệt khuẩn và tăng sức đề kháng cho các thành viên gia đình. Các loại tinh dầu hữu cơ như eucalyptus, cam, sả, chanh, bạc hà, quế, bách xù…cực kì hiệu quả với các công dụng trên. Các bạn có thể xông từng loại tinh dầu đơn, mỗi loại cách nhau 2-3 giờ. Nên kết hợp sử dụng máy khuếch tán khí nén với máy khuếch tán bằng sóng âm để tăng độ ẩm trong nhà (corona virus phát triển kém trong môi trường ẩm cao).
5 .Rửa tay ngay khi vừa đi bên ngoài về bằng các loại nước rửa tay. Nếu phải ra ngoài lâu nên đem theo 1 chai nước rửa tay khô.
Lần này, virus Vũ Hán không chịu nhiệt và sẽ bị yếu ở nhiệt độ 38 độ. Do đó, hãy uống nhiều nước nóng hơn. Bạn có thể nói với bạn bè và người thân của mình uống nhiều nước nóng hơn để ngăn chặn nó.
Gần đây trời rất lạnh và uống nước nóng cũng rất thoải mái. Nó không phải là thuốc chữa bệnh và tốt cho cơ thể. Uống nước ấm có hiệu quả đối với tất cả các loại virus. Hãy cố gắng không uống nước đá, hãy nhớ! Chia sẻ cho mọi người phòng tránh.
ST

Tuesday, February 18, 2020

Thầy và Giai nhân

Đầu xuân cô gái lên chùa cười duyên dáng hỏi:
– Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
Vị tăng trẻ lúng túng:
– Ờ… thì… rất hở hang… không nghiêm túc kín đáo… và…!
Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực căng tròn sức sống, thản nhiên nói:
– Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục.
Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
– Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của Sư Trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an Ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặc lưỡi:
– Dẫn chị vào tịnh thất của Thầy Trụ trì thì thật là không nên chút nào… Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có Thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!
Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chính điện.
Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:
– Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với Thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
– OK!
Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẩm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra:
“Ai? Cần gì?”.
Anh Huynh trưởng cao giọng:
– Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, Huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với Thầy ạ!
Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:
– Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!
Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại.
Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức… Chừng mười phút sau, cửa mở, anh Huynh trưởng bước ra, nói:
– Chị được phép vào.Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé!
Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào.
Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
– Bạch thầy, con có thắc mắc xin Thầy điểm giáo…
– Thí chủ cứ hỏi.
– Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái Tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị Tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai ?
– Ai cũng đúng.
– Ai cũng sai.
– Bạch Thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi Thầy là đúng hay sai ?
– Vừa sai, vừa đúng!
– Sao là sai ? Sao là đúng?
– Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt.
– Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chính Pháp!
– Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động.
Phải vậy chăng?
– Thật hay! Thật hay!
– Vậy, theo Thầy thì con ăn mặc ra sao?
– Bình thường.
– Đáng trách hay đáng khen ạ?
– Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng.Tiết kiệm.
Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi.
Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái khi đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách !
Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất.
Rồi im lặng như tờ.
Cô gái cất tiếng:
– Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!
– Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?
– …..?
– Im lặng, tức đã thú nhận.
Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh – Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của Tăng Ni Giáo Đồ.
Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó !
– Bạch thầy, quả đúng là con động.
Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?
– Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sinh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!
– Chỉ có Thầy là tĩnh thôi sao?
– Vì đây là tịnh thất.
Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
– Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?
– Không trách, mà còn khen.
Áo quần chỉ là ngoại vật.
Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì.
Chúng là vật ngoại thân, không phải là một bộ phận của thân thể con người… Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm… Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên.
Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y ?
– Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng ?
– Tĩnh động đều từ nơi ấy.
Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa Thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi!
– …..?
– Trút bỏ hết đi!
Sư trụ trì quát lên.
Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái.
Sư lại quát:
– Trút hết.
Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh, mau đi!
– Bạch thầy… con không dám.
Con không dám.
Con xin dập đầu tạ tội.
Đội ơn Thầy đã khai tâm điểm đạo!
– …..
Anh Huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt… Và rồi, cánh cửa Tịnh thất đã mở toang.
Cô gái lạ lùng bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của Tăng chúng.
Cô gái cười chào anh Huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chính điện.
Anh Huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng.
Rồi anh chấp tay xá ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói:
– Quả đúng là chỉ có Thầy mới trị được quỷ sứ ma vương!
Anh ta thở phào nhẹ nhõm.
ST

Từ Thời Còn Trẻ… Đến Lúc Về Già - Nguyễn Ngọc Chính

Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ trên đời... nhưng khi lớn tuổi, trải qua nhiều cuộc tình, mới biết sau yêu còn có… chia tay. Không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần, cứ lập đi lập lại… Điều mà người trẻ tuổi không bao giờ hoặc ít khi nào nghĩ đến!     

 

Đời người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ… đến lúc về già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt.


Thời còn trẻ bao gồm các giai đoạn từ thơ ấu, tiến dần đến tuổi vị thành niên và rồi trở thành thanh niên vào lứa tuổi từ 19 đến 24. Đây là khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng chưa được thống nhất vì còn tùy thuộc vào từng khuôn khổ xã hội của từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Trung Hoa, tuổi thanh niên là 29, trong khi tại Bangladesh là 34 và ở Malyasia thậm chí đến 40 tuổi!

Tuổi trẻ
Những người được gọi là “cao tuổi”, “cao niên” hay “người già” thường có độ tuổi từ 60 trở lên như tại Việt Nam. Tại một số nước quy định tuổi của người già được căn cứ vào những gì họ cống hiến cho gia đình và xã hội. Thuật ngữ “senior citizen” dùng tại Anh và Mỹ ám chỉ những người đã hưu trí (retiree), thường là những người từ 65 tuổi trở lên. Tại Mỹ, ngày 21/8 là ngày toàn quốc tôn vinh những công dân lớn tuổi, ngày đó được gọi là “National Senior Citizens Day”.

Tuổi già
Bài viết này không có ý tôn vinh tuổi già và cũng chẳng đề cao tuổi trẻ. Tôi chỉ có tham vọng đặt vấn đề về những cảm xúc của con người thay đổi theo tuổi tác. Những điều được nêu ra dưới đây có thể mang phần nào ý nghĩa chủ quan vì người viết thuộc về lứa tuổi “gần đất xa trời”, nhưng thiết nghĩ, người trẻ cũng như già nên đọc để chiêm nghiệm những cái đúng và cả những cái sai.

Đề tài từ cổ chí kim được nói đến nhiều nhất là “Tình yêu trai gái”. Một triết gia nào đó đã phân tích: Cảm xúc về Tâm hồn tạo ra Tình Bạn; Cảm xúc về Tri thức tạo ra lòng Kính Trọng và Cảm xúc về Thể xác tạo ra lòng Ham Muốn. Nếu cả ba cái này cộng lại, người ta sẽ có Tình Yêu (!). Cụ thể hơn, “Tình yêu Nam-Nữ” được thể hiện qua công thức:

Tình yêu Nam & Nữ = Tình bạn + Tôn trọng + Ham muốn

Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ trên đời... nhưng khi lớn tuổi, trải qua nhiều cuộc tình, mới biết sau yêu còn có… chia tay. Không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần, cứ lập đi lập lại… Điều mà người trẻ tuổi không bao giờ hoặc ít khi nào nghĩ đến!

Lúc trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi có tuổi mới biết tình yêu “đến đó rồi đi, có đó rồi mất”. Từ những cảm nghĩ lạc quan của tuổi trẻ người ta lại bước sang tư tưởng bi quan của người già!

Lúc trẻ, cứ tưởng “yêu một người thì dễ, quên một người mới khó”. Người trẻ khi yêu hình như đã mặc nhiên công nhận vị trí “khó quên” của người bạn tình. Đến khi tuổi tác ngày một cao đã chứng minh điều ngược lại: người lớn tuổi thấy mình đã quên đi nhiều người mình đã từng yêu, quên một cách dễ dàng!

Tình yêu có vĩnh cửu như "ổ khóa tình nhân" trên cầu?
Lúc trẻ cứ tưởng tình yêu luôn dựa theo nguyên tắc “bình đẳng” qua triết lý “yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại”. Về già mới chợt nhận ra bài học kinh nghiệm đầy bất công của tình yêu: “có những yêu thương chỉ cho mà không nhận”. Nhà thơ người Anh, Abraham Cowley (1628-1667) đã phải thốt lên:

“Of all the pain, the greatest pain
It is to love, but love in vain”


Tạm dịch là:
“Trong mọi khổ đau, niềm đau vĩ đại,
Là trót yêu người… không hề yêu lại”
Lúc trẻ cứ tưởng rằng “yêu một người là sống chết vì người đó”, giờ mới biết “yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình”. Đây không phải là lòng “tự ái” của con người khi về già mà là những điều mà nhiều người có tuổi rút ra được sau những cuộc tình “mù quáng” của thời thanh niên và thiếu nữ.

Lúc trẻ cứ nghĩ “sau tình yêu sẽ là hôn nhân”, đến khi về già mới nhận ra: “vẫn có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu”. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Tình yêu là Bình Minh của hôn nhân, hôn nhân là Hoàng Hôn của tình yêu” và với kinh nghiệm bản thân, Socrates khuyên nhủ mọi người:
“Bằng đủ mọi cách, hãy lập gia đình. Nếu lấy được người vợ tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Nếu lấy phải người xấu bạn sẽ trở thành một triết gia” (By all means: marry. If you get a good wife: you’ll become happy. If you get a bad one: you’ll become a philosopher).

Ngay từ lúc còn trẻ nhiều người cũng đã trở thành “triết gia” vì yêu. Họ thích định nghĩa tình yêu với những mỹ từ, mỹ ý… Nào tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D… khi lớn tuổi lại cuống cuồng vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả. Tại sao ư? Vì, “tình yêu thật khó định nghĩa: nó đến bất chợt, đi bất ngờ, và để lại một vết thương lòng muôn thuở”!

Tình yêu quả là… rắc rối

Lúc trẻ cứ tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, về già mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh, có chăng là mình đã không nhận thấy. Người trẻ chỉ thấy hạnh phúc trong hôn nhân khi được sống bên người tình yêu mến, về già hạnh phúc đó lan tỏa đến con cháu qua một thứ không còn là tình yêu trai gái mà là tình ruột thịt, máu mủ.

Khi còn trẻ, phạm vi giao tiếp thường mở rộng, bạn bè giao thiệp rất đông. Đến lúc ở vào tuổi về hưu bỗng thấy mình cô đơn vì cuộc sống thu hẹp và người già thường “ẩn mình” trong phạm vi gia đình.

Tuy nhiên, cũng có người vẫn hăng say hoạt động xã hội để khỏa lấp sự trống rỗng, có người tìm một thú vui cho bản thân như chăm sóc cây cảnh, viết lách… Chỉ tội nghiệp những ai không tìm cho mình một hướng đi lúc về già trước khi bị bệnh tật tấn công để trở về với cát bụi.

Lúc trẻ tưởng “nói quên là có thể quên được”, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng. Điều này cho thấy người lớn tuổi hướng về cuộc sống “nội tâm” trong khi người trẻ giữa cuộc sống tất bật ngoài xã hội, luôn… “hướng ngoại”.

Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm vì chung quanh toàn là người, về già mới hiểu những giây phút bên người thân quả là một sự ấm áp nhưng lại rất mong manh, trong khi đó, “nỗi cô đơn luôn ở bên cạnh”. Cũng vì thế cho nên khi còn trẻ cứ tưởng việc đóng một cây đinh vào tường thật đơn giản vì không thích thì có thể nhổ đi. Về già mới thấy: đinh có thể nhổ nhưng vết lõm trên tường vẫn còn đó.

“Hai mươi bốn năm sau. 
Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. 
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi”


Đó là những lời kết trong bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ nữ Tân văn năm 1932. Bài thơ này có thể coi như tác phẩm thơ tự do đầu tiên, mở đường cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Về phương diện tình cảm, bài thơ thể hiện “một vết lõm trên tường” sau khi cái đinh được nhổ từ thời trai trẻ.

Hạnh phúc tuổi già
Theo lẽ tự nhiên, người ta khóc khi buồn nhưng một khi có tuổi mới thấy điều buồn nhất là…“không thể khóc được”. Xem một cuốn phim, đọc một cuốn truyện người trẻ và người già thường có những cảm xúc khác hẳn nhau! Có thể vì đã từng trải nhiều nên tình cảm của người già đã trở nên… “chai lì”? Phải chăng tuyến lệ cũng đã bị “lão hóa” nên không còn hoạt động?

Giọt nước mắt
Ở một thái cực ngược lại, cười là vui nhưng nhiều khi người lớn tuổi lại thấy “có những giọt nước mắt còn vui hơn tiếng cười”, chẳng hạn như trường hợp gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách, “mừng mừng, tủi tủi”.
Những lúc tình cảm đạt đến “cực điểm”, người ta thường nhớ đến câu thơ đầy mâu thuẫn của Xuân Diệu:

“Cười là tiếng khóc khô không lệ
Người ta cười trong lúc quá chua cay”
 
Người ta cũng có thể “cười ra nước mắt” hay như Nguyễn Du trong Kiều đã vẽ nên cảnh oái ăm “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Suy cho cùng, chuyện Khóc-Cười là lẽ thường tình
nhưng rõ ràng là mức độ Khóc-Cười thường bị ảnh hưởng phần nào vì tuổi tác.

Khóc & Cười
Lúc trẻ tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn mới biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo. Người cha già trên giường bệnh nhận từ con viên thuốc đắng nhưng sao vẫn thấy ngọt. Người mẹ già ăn bát canh khổ qua nhưng không cảm thấy đắng vì sự hiếu thảo của con. Ông cha ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” là vậy.

Lúc trẻ tưởng tượng rất nhiều, về già mới nhận ra: “chuyện cổ tích không bao giờ có thật”. Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, khi tuổi tác đã cao mới thấy thay đổi chỉ một người cũng khó, có chăng vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

Lúc trẻ cứ tưởng một khi thành “người lớn” là lớn, bây giờ mới thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn. Đến khi thật sự thành người lớn thì người ta mới hiểu: “không bao giờ bé trở lại được”. Đó là sự thật khiến cho nhiều người lúc bé cứ mong mình chóng lớn, giờ đây lớn rồi lại ước gì mình bé lại.

Lúc trẻ cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”. Lúc trẻ tưởng rằng “những gì đến rồi sẽ đi”, giờ mới biết: “khi niềm vui đến thường qua mau, còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi mãi”.

Lúc trẻ cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe, Tiền bạc, Tình yêu”. Lúc trẻ rất sợ phải chết, nhưng về già “sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều”.

Cuối cùng, lúc trẻ cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh. Johann Von Goethe đã từng nói: “Cái chết, ở một mức độ nào đó, là một điều vô lý bỗng trở thành hiện thực” (Death is, to a certain extent, an impossibility which suddenly becomes a reality).

Và lúc đó chúng ta thanh thản ra đi để khởi đầu một cuộc hành trình cuối cùng: Bước - Nhảy - Vọt - Vào - Bóng - Tối.

Nguyễn Ngọc Chính