Tuesday, November 29, 2016
Friday, November 25, 2016
Những Điều Đáng Học Hỏi Từ Người Nhật
BỐN “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm
Một
dân tộc từ trẻ nhỏ là mầm non của đất nước được dạy dỗ hết sức chu đáo
như vậy thì dân tộc Nhật làm sao THUA được Ba Tàu mà Ba Tàu dương oai
diệu võ với Nhật trên biển Hoa Đông.
1./ Trung thực
Ở
Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các
bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn
“Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự
trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “Mini shop không người
bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến
công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng
gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá
niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ
ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm,
các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn
phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy
thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng
định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến
Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết
bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” – Không ồn
Nguyên
tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao
tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng
bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo
nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản
chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại
các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa
hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm
ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất
là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ Nhân bản
Vì
sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu
hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn
bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú
trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng
Mọi
đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt
giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến
trường.
Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Cách
dạy con “ứng xử” và “yêu mến” thức ăn của người Nhật khiến nhiều người
sửng sốt và ngưỡng mộ. Ngay từ nhỏ trẻ em được dạy cách ăn uống lịch sự,
các phần ăn buffet không bao giờ bị bỏ phí, cách ăn uống sạch sẽ gọn
gàng cũng được đề cao.
Việc
mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan
chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ
trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những
chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật
chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn
hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không
có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy
người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là vị Thủ tướng.
Trong thảm họa, hay trong bão tuyết người ta vẫn kiên nhẫn xếp hàng và không có chuyện chen lấn
Thomas
Edison từng dạy: “Tất cả mọi thứ sẽ đến với người biết hối hả trong khi
chờ đợi”. Chính yếu tố con người đã giúp Nhật Bản làm lại từ đầu và
phát triển nhanh chóng để trở nên cường thịnh như ngày hôm nay. Không có
cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và
sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt
lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có
thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ
thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn), lương thực thực phẩm
trở nên khan hiếm, thế nhưng không hề có tình trạng đẩy giá bán hay đầu
cơ, găm hàng để trục lợi, các nạn nhân đều có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ
cộng đồng xung quanh mình.
Người
Nhật đứng xếp hàng theo một cách mà không một nơi nào trên trái đất này
có thể sánh được. Họ làm cho việc xếp hàng trở nên dễ chịu với tâm niệm
rằng có một điều gì đó rất đáng để chờ đợi ở phía trước mà thực tế thì
có khi không phải luôn luôn như họ nghĩ. Trong quan niệm của người Nhật
thì một sự kiện mà không phải xếp hàng để xem thì rất đáng ngờ. Không
xếp hàng có nghĩa là có điều gì đó không tốt, không có đám đông có nghĩa
là giá trị thấp.
Đối
với một vài người Nhật khác thì xếp hàng là một cơ hội để họ gần gũi
người thân và nói những câu chuyện không bao dứt. Họ biến việc xếp hàng
thành một kỷ niệm đáng nhớ. Anh Nakajima phát biểu ” Bạn đến đây với gia
đình và bạn bè. Bạn đứng với họ trong một khoảng thời gian dài. Và sau
đó bạn sẽ nói hãy nhớ về ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau đợi chờ ở
hội chợ dưới cái năng của mùa hè”
Và
còn một lý do nữa là người Nhật rất thích tìm hiểu về văn hóa của các
nước. Sự thú vị của văn hóa nước ngoài đã biến việc phải xếp hàng chờ
đợi trở nên hấp dẫn. Cô M. Tanaka, một giáo viên đại học nói rằng:
“Trong suy nghĩ của người Nhật, cơ hội được tìm hiểu những nền văn hóa
mới là điều hấp dẫn không thể cưỡng lại được”.
Qua
những hình ảnh trên mong mọi người có cái nhìn thật đúng đắn về chuyện
xếp hàng và nâng cao nhận thức về hành vi, trách nhiệm của bản thân.
Ngay cả đứng trên thang máy họ cũng đứng gọn sang 1 phía để những người vội có khoảng trống
Ở
Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của
chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn
được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ
lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương
của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong
gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Trên
đây là những đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Mình thật sự
ngỡ ngàng bởi những thông tin rất thú vị . Mình không có ý “sính ngoại”
nhưng thực lòng thấy Việt Nam phải còn học hỏi rất nhiều.
Trong
bức ảnh người Việt chen lấn đổi mũ bảo hiểm như trong loạn lạc so với
cảnh người Nhật xếp hàng trong thảm họa như trong bình yên mà không khỏi
chạnh lòng. Tự bản thân mình sẽ rút ra được bài học văn minh và ý chí
của người Nhật.
Tuesday, November 22, 2016
Từ ly cà phê của người Việt đến nghĩa địa khoảng cách rất gần
( PHUNUTODAY ) Nếu bạn là người yêu cà phê và muốn khám phá sự thật về nó thì hãy quan tâm đến việc uống cà phê lành mạnh, lựa chọn được 1 ly cà phê chuẩn vị...
Cách uống cà phê của người Việt ngược với thế giới
Ông
Nguyễn Văn An – Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam – cho
biết tại tọa đàm “Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của cà phê”:
Trong khi thế giới chỉ lấy hương cà phê mà không lấy vị cà phê, thì Việt
Nam đang làm ngược lại. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng cà phê thật
không ngon mà phải độn phụ gia mới ngon.
Ông cũng cho hay: “Người
dùng cà phê Việt Nam đang uống nhiều chất độn hơn chất cà phê. Tại sao
từ ly cà phê đến nấm mồ nhanh? Là vì uống cà phê giờ không phải từ cà
phê mà uống từ hóa chất hoặc từ nông sản rang cháy”.
Hầu như người Việt đều uống cà phê sai cách |
Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến nhỏ vì lợi nhuận và vì thiếu hiểu biết trong vấn đề an toàn thực phẩm
mà sản xuất ra những sản phẩm không tốt, thậm chí mang tính độc hại. Họ
rang đậu tương cháy để lấy độ đậm đắng và vị chát được lấy từ nhân cau
để tăng thêm phần phấn khích khi uống cà phê.
Điều đó vô hình chung đã hủy hoại cơ thể con người vì chất cháy, tinh dầu cháy sẽ gây ung thư, nhịp tim loạn, giảm trí nhớ.
Bên
cạnh đó, caramen từ đường cháy, bơ hòa tan ở nhiệt độ cao họ đem dùng
để láng phủ lên bề mặt cà phê, sau một thời gian ở nhiệt độ bình thường
sẽ gây mốc độc tố. Thế giới đang nghiêm cấm dòng cà phê này, nếu phát
hiện sẽ cho tiêu hủy sản phẩm.
Cà phê dạo tràn lan trên phố xá |
Với
những cách chế biến trên thì chỉ lấy được vị cà phê. Khi nước vào sẽ
mang tính chất rửa trôi caramen, cà phê có vị đắng chát. Nhưng nếu muốn
đẩy được hương cà phê thì phải dùng nhiệt độ hóa hơi, muốn có hương cà
phê thì phải cho chất tạo hương.
“Với
tỷ lệ caffeine chỉ trên dưới 1%, người uống sẽ uống được nhiều, không
bị say vì caffeine gần như không có. Nếu nghiện uống món cà phê này liên
tục thì người uống từ việc ngồi quán cà phê sẽ đi xuống nấm mồ không
xa”, ông An khuyến cáo.
Việt
Nam đang tồn tại một nghịch lý khi là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế
giới, nhưng tăng trưởng tiêu dùng cà phê của Việt Nam rất thấp.
Trong
khi các quốc gia khác bao giờ cũng khuyến khích tiêu dùng trong nước,
khi dư thừa tiêu dùng trong nước mới tính đến xuất khẩu, thì tại Việt
Nam, các sản phẩm cà phê ngon đều xuất khẩu ra nước ngoài.
Cách phân biệt cà phê thật và cafe giả
1. Phân biệt trước khi pha
- Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang.
Hạt
cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1
nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng
lượng giảm từ 20-30%.
Cho nên,
bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ
cốc khác và từ đó khối lượng của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể
tích của bột các loại ngũ cốc rang.
Dựa
vào đặc tính này bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải
mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch
500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ
nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng
ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.
- Độ xốp của bột cà phê: bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn.
Nếu
bạn có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, bạn mở 2 bịch
ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà
phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng
nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn
hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.
- Độ ẩm của bột cà phê:
Bột cà phê thật ít ngậm nước, đọ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang
khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn.
Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn
các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo,
đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi
xay ra bột.
Do đó, bột cà phê pha
tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm
nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.
- Màu của bột cà phê: Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm.
- Mùi của bột cà phê:
Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học
được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên
chất.
Bắp và đậu nành cũng có
mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy
khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một
mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.
2. Phân biệt khi đang pha
Do
hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh
bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa
nhiều khoang không khi bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi
cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang.
Khi
bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê
sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau
khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà
thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm
xuống và bốc mùi thơm thì bạn biết chắc chắn trong phin này có rất rất
ít cà phê.
Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.
3. Phân biệt sau khi pha
- Màu của nước cà phê:
Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào
sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng,
nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng. Nó không hề có màu đen thui, đen đục
và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.
- Độ sánh của nước cà phê:
Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái
với cà phê độn, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ
rất sánh, sánh đến dẻo quẹo.
Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê thật không sánh dẻo và không “ôm đá”.
- Vị của cà phê:
Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho
chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh
tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong
hạt cà phê.
Phần lớn người Việt
không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận
một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua
thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị
trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng,
một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn
có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc
kháng sinh.
- Bọt của cà phê: Bản
thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu
nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu
cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp.
Để
đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số
nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn
cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng
ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ
khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng
đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.
Monday, November 7, 2016
Tịnh khẩu nghiệp.
Trong chùa, có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta. Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng. Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta
giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp. Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu. Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...
Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được. Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm. Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.
Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.
Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”. Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả. Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
“Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng, không những là một vị tăng ở kiếp này, mà là từ kiếp trước. Kiếp trước, Ngài tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn tái sinh làm kiếp người, chưa lên được cõi trên vì nghiệp của Ngài còn nặng. Kiếp này, Ngài lại tu nữa, và do ta giúp đỡ, Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm. Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt. Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.” Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa. (st)
Sunday, November 6, 2016
Sinh - Lão - Bệnh - Tử là Quy Luật Của Đời Người
Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn,
khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực
khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng
là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm).
Bệnh là một hiện
tượng hiển nhiên trong cuộc đời. Có mang thân người là có bệnh. Mỗi
chúng ta có thể trải qua một hay nhiều lần bệnh, không lúc này thì khi
khác, không nặng thì nhẹ. Nếu người nào, đến giây phút này vẫn chưa một
lần bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng
kiến người thân của mình bị bệnh và biết chắc rằng, đến một lúc nào đó,
mình có thể bị bệnh. Do đó, bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con
người mà chúng ta ít nhiều đều có kinh nghiệm, hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó
chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ
bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm
thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm). Bạn có thể
thắc mắc đến ngạc nhiên rằng bệnh làm sao mà không buồn không khổ? Tôi
đã từng thắc mắc như vậy sau vài lần bệnh, nhưng sau đó, thay vào các
thắc mắc là các bài học tự nghiệm ra được. Ở đây, tôi xin chia sẻ với
các bạn một vài phương diện tích cực khi đang bệnh hoặc phải sống chung
với bệnh.
1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể.
Khi chúng ta bị một chứng bệnh nào đó, chúng ta đừng vội buồn phiền, suy sụp tinh thần, thấy sao mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bệnh là một điều tất yếu một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người khác, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có gì bất công đâu.
Hãy coi bệnh là cơ hội để mình nhận được tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể của mình. Ví dụ, khi nghe tức ngực, bạn biết rằng điều này nhắc bạn cần đến bác sĩ để khám, và như thế, rất có thể bạn sẽ biết và tránh được hoặc trì hoãn chứng bệnh mạch vành của tim trước khi mọi việc trở nên quá trễ. Hầu hết các chứng bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có những triệu chứng đi kèm.
Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận được tín hiệu thay đổi và có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe tốt và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho người thân và cho xã hội. Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta ‘nghe’ cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui nổi thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình nhận được tín hiệu mà cơ thể gửi cho mình. Hơn nữa, qua một lần nhận tín hiệu như thế, chúng ta phát triển khả năng lắng nghe cơ thể thường xuyên hơn. Nhờ đó, chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn với cơ địa của mình.
2. Bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn.
Thông thường, khi biết mình bệnh, chúng ta thường để tâm lý tiêu cực phát sinh. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên không bằng lòng khi bệnh đến với mình, thế là tinh thần suy sụp, sợ hãi nảy sinh. Người nào có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.
Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất thăng bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ đưa đến rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi chúng ta bệnh, chúng ta cần nhận ra rằng đây là cách mà cơ thể báo cho mình biết rằng tâm trí cần nghỉ ngơi nhiều hơn và học cách chuyển hóa những căng thẳng hiệu quả hơn. Làm như vậy là giúp cơ thể nhanh lành bệnh và phòng bệnh về sau một cách hiệu quả.
1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể.
Khi chúng ta bị một chứng bệnh nào đó, chúng ta đừng vội buồn phiền, suy sụp tinh thần, thấy sao mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bệnh là một điều tất yếu một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người khác, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có gì bất công đâu.
Hãy coi bệnh là cơ hội để mình nhận được tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể của mình. Ví dụ, khi nghe tức ngực, bạn biết rằng điều này nhắc bạn cần đến bác sĩ để khám, và như thế, rất có thể bạn sẽ biết và tránh được hoặc trì hoãn chứng bệnh mạch vành của tim trước khi mọi việc trở nên quá trễ. Hầu hết các chứng bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có những triệu chứng đi kèm.
Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận được tín hiệu thay đổi và có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe tốt và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho người thân và cho xã hội. Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta ‘nghe’ cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui nổi thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình nhận được tín hiệu mà cơ thể gửi cho mình. Hơn nữa, qua một lần nhận tín hiệu như thế, chúng ta phát triển khả năng lắng nghe cơ thể thường xuyên hơn. Nhờ đó, chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn với cơ địa của mình.
2. Bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn.
Thông thường, khi biết mình bệnh, chúng ta thường để tâm lý tiêu cực phát sinh. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên không bằng lòng khi bệnh đến với mình, thế là tinh thần suy sụp, sợ hãi nảy sinh. Người nào có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.
Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất thăng bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ đưa đến rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi chúng ta bệnh, chúng ta cần nhận ra rằng đây là cách mà cơ thể báo cho mình biết rằng tâm trí cần nghỉ ngơi nhiều hơn và học cách chuyển hóa những căng thẳng hiệu quả hơn. Làm như vậy là giúp cơ thể nhanh lành bệnh và phòng bệnh về sau một cách hiệu quả.
3. Khi bệnh, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần trở nên cần thiết hơn.
Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình.
Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn.
Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô cùng.
4. Bệnh dạy cho chúng ta về vô thường.
Già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật. Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết. Ở mức độ vi tế hơn, chúng ta cần hiểu rằng trong mỗi tích tắc, bao nhiêu tế bào trong cơ thể chết đi và bao nhiêu tế bào mới được sinh ra. Thế nhưng, để ‘thấy’ được sự thay đổi thì cần phải có những biến chuyển cụ thể, rõ ràng và lớn hơn. Một khi bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ‘chuyển giai đoạn’.
Ý thức được vô thường giúp chúng ta ý thức hơn về cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe tốt là một thứ tài sản vô giá, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.
5. Bệnh làm cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi.
Khi ta bệnh, ta thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói ‘đồng bệnh tương lân’ quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với căn bệnh này. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình nữa, chúng ta có thể dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen.
Tâm đồng cảm, thấu cảm và chia sẻ với những người cùng bệnh rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những động thái tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bằng kinh nghiệm bản thân. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự đồng cảm đối với những người bệnh. Các chương trình ‘Ước mơ của Thúy’, “Nụ cười của Ben’ là những ví dụ sinh động về sự chia sẻ đồng cảm của những người có người thân từng là bệnh nhân nhi ung thư đối với những em bé có cùng số phận.
Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình.
Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn.
Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô cùng.
4. Bệnh dạy cho chúng ta về vô thường.
Già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật. Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết. Ở mức độ vi tế hơn, chúng ta cần hiểu rằng trong mỗi tích tắc, bao nhiêu tế bào trong cơ thể chết đi và bao nhiêu tế bào mới được sinh ra. Thế nhưng, để ‘thấy’ được sự thay đổi thì cần phải có những biến chuyển cụ thể, rõ ràng và lớn hơn. Một khi bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ‘chuyển giai đoạn’.
Ý thức được vô thường giúp chúng ta ý thức hơn về cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe tốt là một thứ tài sản vô giá, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.
5. Bệnh làm cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi.
Khi ta bệnh, ta thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói ‘đồng bệnh tương lân’ quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với căn bệnh này. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình nữa, chúng ta có thể dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen.
Tâm đồng cảm, thấu cảm và chia sẻ với những người cùng bệnh rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những động thái tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bằng kinh nghiệm bản thân. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự đồng cảm đối với những người bệnh. Các chương trình ‘Ước mơ của Thúy’, “Nụ cười của Ben’ là những ví dụ sinh động về sự chia sẻ đồng cảm của những người có người thân từng là bệnh nhân nhi ung thư đối với những em bé có cùng số phận.
6. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ và biết đủ.
Khi bệnh, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Giới hạn của con người là lẽ thường xưa nay, nhưng bình thường chúng ta không ý thức đầy đủ về những giới hạn của mình. Nếu thấy người khác bệnh, chúng ta cứ tưởng bệnh chỉ đến với người đó mà không đến với mình. Cho đến khi chính bản thân mình hay người thân bị bệnh như bao người khác, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: đau, già, bệnh và chết.
Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta bớt đi lòng kiêu hãnh và trở nên khiêm tốn hơn trong cuộc sống. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể biết cách tổ chức cuộc sống mình hiệu quả hơn và tốt hơn.
7. Bệnh giúp chúng ta có ý chí và nghị lực hơn.
Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Tôi bệnh nhiều lần và tôi nghiệm ra một điều, sau mỗi lẫn bệnh, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và rồi các lần bệnh đến và đi cũng nhẹ nhàng hơn.
Thật ra, tôi làm được điều này cũng nhờ nghĩ đến cha tôi, một người trở về từ chiến trường chỉ còn một cánh tay và một chân không bao giờ gấp lại được vì một vết mổ, dù những năm tháng ở chiến trường, cha tôi chỉ biết cầm kim, dao mổ và ống chích chứ chưa bao giờ biết cầm súng. Với cánh tay đã mất, cha phải chịu đau đến ba lần cắt (lần đầu cắt bàn tay, lần thứ hai tháo khớp khủy tay vì nhiễm trùng, lần thứ ba lại cắt tiếp vì nhiễm trùng nữa). Thế mà cha tôi vẫn vui sống, luôn tích cực trong suy nghĩ và hành động, truyền nghị lực và sức sống còn lại cho những đứa con.
Thế nên mỗi lần đau bệnh, có khi nằm cả tháng trời, có khi đau răng nhức nhối khó chịu, lúc trật khớp chân mất cả tuần mới đi lại được và hiện tại là cơn đau dai dẳng đeo đẳng theo tôi từ mấy năm qua, tôi vẫn thấy không thấm vào đâu so với nỗi đau của cha mình. Nghĩ như thế, tôi vượt qua cơn đau dễ hơn mình tưởng. Cách nghĩ như vậy là liều thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất đối với bản thân mình.
Khi bệnh, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Giới hạn của con người là lẽ thường xưa nay, nhưng bình thường chúng ta không ý thức đầy đủ về những giới hạn của mình. Nếu thấy người khác bệnh, chúng ta cứ tưởng bệnh chỉ đến với người đó mà không đến với mình. Cho đến khi chính bản thân mình hay người thân bị bệnh như bao người khác, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: đau, già, bệnh và chết.
Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta bớt đi lòng kiêu hãnh và trở nên khiêm tốn hơn trong cuộc sống. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể biết cách tổ chức cuộc sống mình hiệu quả hơn và tốt hơn.
7. Bệnh giúp chúng ta có ý chí và nghị lực hơn.
Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Tôi bệnh nhiều lần và tôi nghiệm ra một điều, sau mỗi lẫn bệnh, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và rồi các lần bệnh đến và đi cũng nhẹ nhàng hơn.
Thật ra, tôi làm được điều này cũng nhờ nghĩ đến cha tôi, một người trở về từ chiến trường chỉ còn một cánh tay và một chân không bao giờ gấp lại được vì một vết mổ, dù những năm tháng ở chiến trường, cha tôi chỉ biết cầm kim, dao mổ và ống chích chứ chưa bao giờ biết cầm súng. Với cánh tay đã mất, cha phải chịu đau đến ba lần cắt (lần đầu cắt bàn tay, lần thứ hai tháo khớp khủy tay vì nhiễm trùng, lần thứ ba lại cắt tiếp vì nhiễm trùng nữa). Thế mà cha tôi vẫn vui sống, luôn tích cực trong suy nghĩ và hành động, truyền nghị lực và sức sống còn lại cho những đứa con.
Thế nên mỗi lần đau bệnh, có khi nằm cả tháng trời, có khi đau răng nhức nhối khó chịu, lúc trật khớp chân mất cả tuần mới đi lại được và hiện tại là cơn đau dai dẳng đeo đẳng theo tôi từ mấy năm qua, tôi vẫn thấy không thấm vào đâu so với nỗi đau của cha mình. Nghĩ như thế, tôi vượt qua cơn đau dễ hơn mình tưởng. Cách nghĩ như vậy là liều thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất đối với bản thân mình.
Trên
đây, tôi chia sẻ những ‘lợi ích’ khi mình bệnh. Nói như vậy không có
nghĩa là tôi muốn bản thân mình hay các bạn, hoặc ai đó bị bệnh. Bệnh là
một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều trên, đơn
giản là vài phương pháp mà tôi dùng đến mỗi khi bệnh. Đó là những phương
pháp hỗ trợ các phương tiện trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và
giúp người bịnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để ‘chống chỏi’ với
bệnh. Nếu thấy điều nào phù hợp với mình, các bạn cứ thử áp dụng, tôi
tin là sẽ có hiệu quả. Nguyên tắc chung để chịu đựng và sống chung với
bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai
nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân. Hãy xem bệnh
là một ‘vị khách không mời’ và đối xử lịch sự với ‘nó’. Đừng xua đuổi vì
một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự. Việc chúng ta cần làm là tạo một
môi trường thích hợp nhất để ‘nó’ tự ra đi. Hãy buông bỏ, nó sẽ tự ra đi
không một lời từ biệt đó các bạn ạ.
Nguồn: www.trungtamhotong.org
Saturday, November 5, 2016
Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa Hồ Hải
Từ
khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau
những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp
và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ
không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.
Thôi
thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra
những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.
Nguyến
tắc thứ nhất: Đừng
tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về
thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để
tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các
quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên
phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí
và hội thảo chuyên ngành Y.
Nguyên
tắc thứ hai: Khi
đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi:
“Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều
trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết
điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.
Nguyên
tắc thứ ba: Đừng
bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy
diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại
chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng
được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể
các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời
gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường
và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn
tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với
google, không có kiến thức căn bản về y khoa,
thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
Nguyên
tác thứ tư: Đừng
bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp
chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng
xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những
trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những
tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn
ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này
cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
Nguyên
tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào
nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.
Thursday, November 3, 2016
Chữa lãng tai
Lãng
tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao
tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe
ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không
đúng, xảy ra nhiều chuyen buồn cười như câu chuyện ” Điếc cả làng ” .
Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không
trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành
sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi ra
đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thật là nguy hiễm…
Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên
dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi
Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng
bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua,
làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác.
Sau một thời gian dài không được chua tri, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của
người già ( suy giảm thính lực ) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được
Qua
sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già
bị
lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một
số lớn các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập
thể dục đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02
tháng
Hình
ảnh sau đây là 1 trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập
thể dục đơn giản để hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới
thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của
bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong
vòng 2 tháng:
Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao tuổi
Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
–
Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương
đe, xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau
họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.
Tai nghe âm thanh như thế nào ?
Đầu
tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài
và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương
con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ). Sau đó, rung động âm thanh
lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não.
Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai… ) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.
Bài
tập thể dục cho tai gồm 5 động tác
MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1
LƯỢT
1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai
xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai
2 – Xoay tròn Loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai
+ xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2
tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt
4 – Vổ vào xương chẩm ( sau đầu ) : Lòng bàn tai áp kín
tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30 lần
5 – Xoa Loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn
tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn
Ngoài
ra các bạn nên tránh tiếp xúc các tiếng động quá ồn trong thời gian dài
( thường nghe headphone, gần các xưởng máy, quán...
Rất có kết quả ,nếu chịu khó tập
Subscribe to:
Posts (Atom)