Thursday, December 17, 2015

TÁN DƯƠNG TUỔI GIÀ

                     Hermann Hesse (1877-1962)

Hermann Hesse là một đại văn hào Đức của thế kỷ XX. Năm 1946 ông đã nhận giải Nobel về văn chương qua tác phẩm Das Glasperlenspiel (The Glass Bead Game, Trò chơi những viên ngọc thủy tinh)
Tán dương tuổi già là tên một quyển sách nhỏ (loại bỏ túi) tóm lược những tư tưởng tốt đẹp, lạc quan và có tính chất triết lý sâu xa của người già. Đó là những dòng suy tư, những tiếng lòng đã  được văn hào Hermann Hesse gôm góp lại từ một số tác phẩm nổi tiếng của ông trong giai đoạn cuối đời …

Tán dương tuổi già đã được Alexandra Cade dịch ra Pháp ngữ với tựa đề Éloge de la Vieillesse (livre de poche) do Editions Calmann- Levy xuất bản năm 2000. Bản dịch Anh ngữ là  Elegy to Old Age (paperback).

Tán dương tuổi già đã đem đến cho người đọc một ngọn gió làm mát tâm hồn và đồng thời cũng giúp chúng ta, những người cao niên tăng thêm niềm lạc quan, tự hào và nghị lực để có thể vững bước trong giai đoạn cuối của cuộc đời.

                                                             *******

http://www.renaud-bray.com/ImagesEditeurs/PG/15/15388-gf.jpg
Bìa sách “Tán Dương tuổi già”-Hermann Hesse
.
*Nét duy nhất dành cho người thật già là họ có được tự do trong hành động, đồng thời họ cũng có nhiều kinh nghiệm và một tấm lòng dạt dào tình nhân ái yêu thương.  Người già có khuynh hướng đối xử một cách dễ dàng với người trẻ tuổi non kinh nghiệm.
Nhưng tuổi già thường có khuynh hướng cố ý bắt chước những cử chỉ và thái độ của tuổi trẻ.
Người già không phải là người có ít giá trị hơn người trẻ. Lão Tử không phải kém giá trị hơn Đức Phật. Màu xanh dương không thể xem là xấu hơn màu đỏ.
Tuổi già trở nên tầm thường xoàng xĩnh khi nó mang những vẻ của tuổi trẻ.
(Les gens qu’on peut imaginer vieux, page 46).

Le seul attribut réservé aux plus vieux est le pouvoir de manier avec plus de liberté, d’aisance, d’expérience et de bonté la faculté d’aimer. Les gens vieux ont facilement tandance à traiter les jeunes de blancs-becs, mais la vieillesse elle-même imite toujours volontiers les gestes et les attitudes de la jeunesse.
La vieillesse n’a pas moins de valeur que la jeunesse, Lao Tseu n’a pas moins de valeur que Bouddha. Le bleu n’est pas plus laid que le rouge.
La vieillesse ne devient médiocre que lorsqu’elle prend des airs de jeunesse.

*Khi tuổi đời đã cao, tốt hơn hết chúng ta cần nên có tinh thần biết hài hước, biết mĩm cười và đừng xem chuyện đời là quá nghiêm trọng. Nên chuyển đổi tất cả các cảnh tượng trên thế gian thành một bức tranh vân cẩu qua đó chúng ta có thể ngắm nhìn sự đổi thay của kiếp nhân sinh như sự ẩn hiện của những đám mây trong bầu trời hoàng hôn. (Le pathos, page 50).

Lorsqu’on est plus âgé, il convient davantage d’avoir de l’humour,de sourire, de ne pas prendre les choses au sérieux; il faut transformer le spectacle du monde en un tableau, observer les choses comme s’il s’agissait des jeux furtifs des nuages dans le ciel du soir.

*Thật vậy, tuổi già tự nó là một tiến trình tự nhiên. Một người 65-75 tuổi có thể là khỏe mạnh và bình thường không khác gì một người ở vào lứa tuổi 30 hoặc 50 với điều kiện là các cụ không nên tạo cho mình một cảm tưởng trẻ hơn. (Le pathos, page 50-51)

*Tuổi già là một giai đoạn trong cuộc đời. Nó có bộ mặt riêng biệt, một bầu không khí và một khung cảnh cá biệt cùng những vui buồn khổ đau của nó. Người già bạc đầu,cũng như người trẻ,  chúng ta đều có nhiệm vụ tạo cho cuộc đời mình được thêm phần ý nghĩa.
Tuổi già tượng trưng cho một nhiệm vụ cao đẹp và thiên liêng chẳng khác gì tuổi trẻ.
Một người cao tuổi, tóc đã bạc phơ nhưng lại lo sợ già và sợ chết là người không xứng đáng sống trong giai đoạn mà họ đang đạt được chẳng khác gì một người trẻ tuổi, tràn đầy sinh lực nhưng lại chán ghét nghề nghiệp, công việc làm hằng ngày của anh ta và tìm cách trốn tránh né đi. (De la  vieillesse, page 64)

*Ai cũng biết rằng tuổi già mang theo nhiều nỗi đớn đau và cái chết đang chờ đón chúng ta ở cuối đường.
Tuy nhiên, chúng ta không nên buồn rầu trước sự suy tàn dần dần của thể xác mà không nhận thấy tuổi già cũng có những khía cạnh tốt đẹp, những lợi điểm, những nguồn an ủi cũng như những niềm vui của nó. (De la vieillesse, page 65)

*Món quà trân quý nhất của chúng ta là kho tàng hình ảnh còn đọng lại trong ký ức sau một đoạn đường đời dài đăng đẳng và khi tuổi mòn sức yếu, chúng ta thường quay nhìn vào đó với một sự quan tâm mới lạ. (De la vieillesse, page 66)
Le présent le plus cher à mon cœur est le trésor d’images que nous gardons en mémoire après une longue vie et vers lequel nous nous tournons avec un nouvel intérêt lorsque notre activité đécroit.

* Trong mảnh vườn của tuổi già rực nở ra những loài hoa mà ngày xưa chúng ta không hề nghĩ tới việc đem trồng. Cây quý phái đã đơm hoa kiên nhẫn. Tâm ta trở nên thanh tịnh và khoan dung hơn. Khi lòng hăng say muốn can thiệp và hành động của chúng ta càng giảm đi thì khả năng quan sát, lắng nghe thiên nhiên và con người lại càng tăng thêm. (De la vieillesse, page 67).

Dans ce jardin de la vieillesse s’épanouissent des fleurs que nous aurions à peine songé cultiver autrefois. Ici fleurit la patience, une plante noble. Nous devenons paisibles, tolérants et plus notre désir d’intervenir, d’agir diminue, plus nous voyons croître notre capacité à observer, à écouter, la nature aussi bien que les hommes.

*Người trẻ tuổi, chưa có ý thức, quá tự tin vào sức mạnh của họ nên hay cười đùa ngạo mạn sau lưng chúng ta về bước đi gập gềnh, không vững chắc, mái tóc bạc phơ, cái cổ gầy ốm và nhăn nheo của người già; Tất cả việc đó đã làm chúng ta nhớ lại ngày xưa mình cũng bị thôi thúc bởi cùng một động lực, và cùng một tâm trạng như thế và mình cũng mĩm cười.
Nhưng ngày nay thay gì mang tâm trạng thấp kém và thất bại, chúng ta hân hoan vui mừng vì  đã vượt qua dược giai đoạn đó trong cuộc đời, đã gặt hái được thêm một ít khôn ngoan và kiên nhẫn.(De la vieillesse, page 68).

Lorsque les tout jeunes gens, encore inconscients sentant uniquement la supériorité đe leur force, rient dans notre dos, s’amusent de notre démarche mal assurée, de nos quelques cheveux blancs, de notre cou maigre et ridé, nous nous souvenons qu’autrefois, habités par la même force et tout aussi inconscients, nous avons souri nous aussi. Mais au lieu d’éprouver à présent un sentiment d’infériorité et de défaite, nous nous réjouissons d’avoir franchi cette étape de notre vie, d’avoir un tout petit peu gagné en sagesse et en patience.

*Tuổi già là cội nguồn của bao nhiêu là nỗi đớn đau, nhưng đồng thời cũng của biết bao là vẻ đẹp. Để đối phó với các khổ ải của cuộc đời, trong ta đã nẩy sinh ra sự lãng quên, sự mệt mỏi và lòng nhẫn nhục. Tất cả có thể được biểu hiện ra bằng những hình thức như thái độ buông xuôi, lòng chai đá và thờ ơ vô lường. Nhưng nhìn dưới một ánh sáng hơi khác thì đây là sự thanh tịnh, sự kiên nhẫn, tính hài hước, ở mức độ khôn ngoan cao cả của Lão giáo. (La vieillesse est source, page 71).

La vieillesse est source de bien des douleurs, mais de bien des grâces aussi.Pour nous mettre à l’abri de nos problèmes et de nos souffrances, elle fait naître en nous l’oubli,la fatigue et la résignation. Cela peut prendre la forme de l’indolence, de la sclérose, d’une indifférence atroce : mais sous l’ éclairage légèrement différent d’un autre instant, cela peut apparaître comme la tranquilité, de la patience, de l’humour, un degré élevé de sagesse, le Tao.

*Tuổi già giúp chúng ta vượt qua biết bao là hoàn cảnh. Khi một cụ già lắc đầu hay than thở một việc nào đó, có người thì cho đó là biểu thị của một sự khôn ngoan sáng suốt, còn kẻ thì cho đó là dấu hiệu của sự già nua. (La vieillesse est source, page 72).

*Chỉ khi về già chúng ta mới nhận thấy rằng nét đẹp của tạo hóa rất ư là hiếm hoi. Chúng ta mới cảm nhận được sự nhiệm mầu của một đóa hoa hé nở giữa khung cảnh điêu tàn đổ nát vương vãi các khẩu đại bác, sự tồn tại của các tác phẩm văn chương giữa các trang báo và các tỷ giá hối đoái.(La vieillesse est source, page 71).

C’est seulement en vieillissant que l’on s'aperçoit que la beauté est rare, que l’on comprend le miracle que constitue l’épanouissement d’une fleur au milieu des ruines et de canons, la survie des œuvres littéraires au milieu des journaux et des cotes boursières.

*Kể cả trong những lúc không nghi ngờ, người già vẫn mãi lo tìm về quá khứ, về những gì đã bị đánh  mất đi một cách vĩnh viễn rồi. Nhưng thật ra chả có gì là mất, chả có gì thuộc về quá khứ cả vì trong một vài hoàn cảnh chẳng hạn như qua văn chương, những vật đánh mất có thể được tìm thấy trở lại và chúng được khấu trừ mãi mãi khỏi thời quá khứ. (Le goût pour les habitudes établies et la répétition, page 142)

Même lorsqu’ils ne s’en doutent pas,les gens âgé sont à la recherche du passé, de ce qui semble irrémédiablement perdu et qui pourtant n’est ni perdu ni forcément passé, car dans certaines circonstances, par exemple à travers la littérature, ces choses peuvent être retrouvées,soustraites pour toujours aux époques révolues.

*Lúc già và khi đã chu toàn xong nhiệm vụ thì chúng ta có quyền tiếp cận cái chết trong sự yên lặng. (La vérité, page 144).

*Mọi hành trình nhằm mục đích đưa ta vào buổi sáng ban mai hay vào đêm tối tĩnh mịch, đều dẫn đến cõi chết, một sự tái sanh đau đớn mà linh hồn rất e ngại.
Nhưng khi đến được cuối hành trình, tất cả đều phải chết, đều tái sanh vì Mẹ vĩnh cửu luôn luôn đưa chúng ta trở lại cuộc sống đời đời.(Nous avons enduré maladies et souffrances, page 152)

Tout cheminement, qu’il ait pour but le soleil ou la nuit, aboutit à la mort, à une renaissance douloureuse que l’âme craint. Mais les hommes font le chemin, tous meurent, tous renaissent car la Mère éternelle les ramène infiniment à la vie.

Nguyễn Thượng Chánh, DVM


 Đọc thêm.
- Paul Van- Tuổi già là thời sung sướng nhất
http://nguoivietboston.com/?p=25918
. -Nguyễn Thượng Chánh
*Làm chậm lại lão hóa
http://vietbao.com/a227191/lam-cham-lai-lao-hoa
*Tuổi già trên đất lạ
http://vietbao.com/a226599/tuoi-gia-tren-dat-la

Wednesday, December 16, 2015

Đến Một Lúc - Rồi Đến Lúc ...


Đến Một Lúc
Đến một lúc bỗng dưng chán nãn
Mọi sự đời chợt thấy dửng dưng
Chẳng còn chi háo hức tưng bừng
Buông xuôi cả, mặc đời hoang phế
Đến một lúc thấy mình lạc lõng
Thế giới này xa lạ dường bao
Nhớ xa xăm tiền kiếp cõi nào
Lang thang mãi một đời vô vọng
Đến một lúc bỗng như hụt hẫng
Nghe cô đơn trống vắng tâm hồn
Giữa rừng người ai kẻ tri âm
Nếu có chăng chỉ là ảo tưởng
Đến một lúc biết mình rồ dại
Suốt một đời đuổi bắt tương lai
Suốt một đời hồi tưởng u hòai
Đã quên rằng chỉ sống hiện tại
Đến một lúc thấy mình bất lực
Có những điều chẳng thể đổi thay
Vì chưng định số đã an bày
Đành chỉ biết ngậm ngùi an phận
Đến một lúc mất đi tất cả
Đâu người thân, bè bạn chung quanh
Đâu vinh hoa bỗng chốc tan tành
Vô thường cả, cõi đời tạm bợ
Đến một lúc thôi đành quẳng gánh
Để ngày về khỏi nặng hành trang
Nắm níu chi hệ lụy trần gian
Đến như đi mình không tay trắng

Người Phương Nam
Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.
Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.
Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.
Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.
Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.
Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hy vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.
Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.
Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.
Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.
Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.
Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.
Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.
Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.
Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.
Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.
Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.
Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.
Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai.


Sưu tầm

Friday, December 11, 2015

Nhân tướng học: Bí quyết cải tạo tướng mệnh

 Không giành là từ bi, không biện minh là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông
 
Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.

Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.

Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.

Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.

Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.

Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc.

Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.

Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm người đối diện mà nhìn, tức là nhìn người mình quý, mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.

Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!

Một (1), người cam tâm tình nguyện chịu thiệt thì lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!

Hai (2), người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.

Ba (3), người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.

Bốn(4), chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau,
-Hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước.
-Bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước
-Mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương.
Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.

Năm (5), nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.

Sáu (6), biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy (7), tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).

Không giành là từ bi, không biện minh là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.

Tám (8), nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.

Chín (9), kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!

Tuesday, December 8, 2015

Bức thư của người cha về 9 điều muốn con luôn nhớ trong cuộc đời

 Ông Sun Yun-suan và vợ lúc sinh thời.

"Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ".
Ông Sun Yun-suan là Bộ trưởng Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm người đứng đầu chính quyền Đài Loan từ năm 1978 đến 1984. Tháng 2/1984, ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2/2006, ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi.
Ngoài các tác phẩm về kinh tế, chính trị, người ta quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con. Lá thư giản dị, chân thành là những bài học cuộc sống ông muốn gửi gắm đến các con. Dưới đây là nội dung lá thư đầy ý nghĩa, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lan truyền trên nhiều mạng xã hội, diễn đàn thời gian qua:
"Con trai yêu quý,
Cuộc sống luôn có cả phước lành lẫn tai họa và không ai biết mình có thể sống được bao lâu, vì thế có những điều nói ngay bây giờ tốt hơn để sau.
Bố là bố của con và nếu bố không nói với con những điều này, sẽ không ai nói cả. Đây là những lời đúc kết của bố từ nhiều năm trải nghiệm, qua những thất bại, đắng cay trong bôn ba cuộc đời. Bố hy vọng con sẽ không lặp lại những sai lầm bố từng mắc:
Ông Sun Yun-suan và vợ lúc sinh thời. Ảnh:Mag.udn.com.
1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.
Nhận ra điều này càng sớm, con càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.
Con có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ.
6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Nhiệm vụ của bố được coi là đã hoàn thành khi con lớn lên và trở thành một người độc lập.
Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.
7. Con có thể hứa hẹn với mọi người nhưng con không được phép yêu cầu họ cam kết với con. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Con đối xử với họ như thế nào không có nghĩa là họ phải đối lại với con như thế ấy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.
Cuối cùng, có một lưu ý nhỏ cha muốn chia sẻ với con: Hãy đền đáp lòng tốt của cha mẹ, chăm sóc cho sức khỏe và trạng thái cân bằng của bản thân. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Đau ốm cần phải chữa trị. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện./.
Theo Vương Linh/VNExpress

Friday, December 4, 2015

Những tờ tiền gấp thành hình tam giác & câu chuyện về tình yêu đích thực

Vài năm trước, mỗi ngày đi làm, Jim đều được ông Jake, một người hàng xóm đã cao tuổi đưa cho một tờ tiền mặt 5 đôla. Ông nhờ Jim ghé qua một quán cà phê trên đường để mua hộ ông một gói cà phê có giá 4 đôla.Thói quen này của ông Jake đã duy trì đến mấy năm nay rồi. Và để đáp trả lòng tốt của Jim, ông Jake sẽ nhận làm cỏ, tỉa cây trong vườn nhà anh ấy.

Sau một thời gian lâu, bà chủ quán cà phê cũng đã quen với Jim. Bà ngày nào cũng chuẩn bị một gói cà phê và một đồng đô la tiền lẻ để trả lại.

Đôi lúc, Jim cũng rất tò mò và hỏi ông Jake:
“Cà phê có hạn sử dụng rất lâu, tại sao ông không mua một lần nhiều nhiều một chút?”Ông Jake lắc đầu và cười nói: “Không, tôi thích như thế này hơn, mỗi ngày một gói cà phê mới tốt.”Có một lần, Jim vội vã tới nhà bạn để tụ tập cùng bạn bè nên anh liền mua cà phê ở tạm một cửa hàng khác.Không ngờ, ông Jake khi nhận được cà phê dù còn chưa mở ra đã nói: “Đây không phải loại cà phê mà tôi muốn.”
Jim cảm thấy bất ngờ, anh liền thử mấy lần sau đều mua ở nơi khác, nhưng dù cà phê đã được đóng gói y như vậy, mà ông Jake chỉ liếc mắt qua đã phát hiện ra rồi.

Từ đó, Jim không còn thử ông nữa.

Mấy năm sau, sức khỏe của ông Jake đã không còn được tốt như trước đây. Nhưng hàng ngày ông vẫn đều nhờ Jim mua cho mình một gói cà phê. Mỗi lần khi đưa 5 đôla cho Jim, hai ánh mắt của ông lại chất chứa đầy sự chờ mong.

Cho đến một hôm, khi Jim lại sang nhà ông Jake mua cà phê giúp ông. Ông Jake sức khỏe suy yếu nằm trên giường bệnh đưa tay ra, rồi nhẹ nhàng cầm tờ một đôla và hỏi Jim: “Thời gian lâu như vậy, chẳng lẽ cậu không biết gì sao?”Jim nhìn ông lão hàng xóm và lắc đầu.

Ông lão nói tiếp:
“Tôi luôn luôn muốn mua cà phê ở cửa hàng đó, là vì người bán cà phê cho cậu là Elina.”Giọng nói của ông Jake trầm xuống rất nhiều: “Bà ấy là người mà tôi yêu nhất. Năm đó, mẹ của bà ấy chê tôi là một kẻ nghèo nàn, nên đã chia rẽ chúng tôi…Tôi cũng chỉ có thể đau lòng mà rời đi. Nhiều năm sau này, vợ tôi bị bệnh qua đời, các con cũng đã trưởng thành có gia đình. Tôi đã quay trở lại nơi đó tìm hiểu và biết bà ấy bán cà phê ở cửa hàng đó. Bà ấy cũng đã sớm mất chồng. Cả hai người chúng tôi đều không quên ước định của tình yêu đầu năm xưa. Nhưng tôi không muốn quấy rầy đến cuộc sống bình yên của bà ấy, nên lặng lẽ sống ở đây. Cũng từ đó, tôi nhờ cậu mua cà phê hộ tôi.”Jim đứng im lặng nhìn ông lão hàng xóm rồi bất chợt hỏi với vẻ khó hiểu: “Chẳng lẽ, ông chưa từng đến thăm bà ấy sao?”Ông Jake lắc đầu.“Năm đó, lúc chúng tôi yêu nhau thường không có cách để gặp mặt nên đã đặt ra một ám hiệu. Đó là lấy tờ một đô la gấp thành một hình tam giác, để trong một bì thư, rồi nhờ người gửi thư đưa đến đối phương, ngụ ý nói rằng mình vẫn bình an. Cho nên, mỗi lần nhờ cậu mua cà phê, tôi đều gấp tờ tiền thành một hình tam giác. Còn Elina, mỗi lần trả lại tôi tờ một đô la, bà ấy cũng đều gấp thành một hình tam giác. Cứ như thế, dù chúng tôi không gặp lại nhau nhưng đều biết người kia vẫn bình an, khỏe mạnh… Bây giờ, tôi sắp phải đi gặp thượng đế rồi, nhưng nếu Elina không nhận được tin tức của tôi, bà ấy hẳn sẽ rất lo lắng. Dưới giường của tôi có một chiếc hòm, bên trong đều là những tờ tiền tôi đã gấp thành hình tam giác rồi. Xin cậu hãy giúp tôi tiếp tục mua cà phê …Tôi xin nhờ cậu…”
alt

Ông Jake nói xong, liền nhắm mắt lại và ra đi.

Không ngờ, trong đám tang của ông Jake, Jim đã mang đến một chiếc hòm khác. Trong chiếc hòm ấy, toàn là những gói cà phê đã được đóng sẵn và còn có rất nhiều những tờ tiền một đôla được gấp sẵn thành hình tam giác.
Vào nửa năm trước, bà Elina đã bị bệnh nặng mà qua đời. Trước khi rời đi, bà đã giao chiếc hòm này cho Jim để nhờ Jim thay thế mình chuyển lời nhắn bình an đến ông Jake….

Đây hẳn là một tình yêu đích thực!

Có thể quý trọng tất cả những người bên cạnh mình, thì đó chính là một loại hạnh phúc!


Mai Trà biên dịch

Saturday, May 2, 2015

Chửi mắng và lời dạy của đức Phật


Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Cù-đàm có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

KInh Dịch


Ông hàng xóm cầm ipad đi qua.
- Bác sỹ học rộng hiểu nhiều, nói tui nghe thử coi, người cực đoan là kiểu người làm sao?
- Anh đang lướt web?
- Dạ, tui vừa bị đứa nào hổng biết... Nó thẩy cho tui cái còm-men: Thằng cha cực đoan... Giận muốn cành hông!
.
Bác sỹ mời ông hàng xóm ngồi uống trà.
- Tôi nói theo Kinh Dịch, anh nghe chơi.
- Dạ, bác sỹ cứ nói. Tui nghe chơi.
.
Cầm quyển Kinh Dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sỹ nhấp giọng.
- Có sáu kiểu người cực đoan, theo quyển sách này.
.
Ông hàng xóm quẩy chéo chân, hỏi:
- Thứ nhứt? - Là người luôn cho rằng, kẻ khác sai.
- Thứ hai? - Là người luôn nói rằng, mình đúng.
- Thứ ba? - Là người luôn cho rằng, mình đứng giữa.
- Thứ tư? - Là người luôn cho rằng, mình không thuộc bên nào.
- Thứ năm? - Là người luôn cho rằng, chỉ có phá phách là cách thức duy nhất.
- Thứ sáu? - Là người luôn cho rằng, chỉ có giết là cách thức hoàn hảo nhất.
.
Ông hàng xóm hào hứng.
- Sách này coi bộ hay a! Bác sỹ cho tui mượn đi... Trang nào ghi mấy chữ bác sỹ nói vậy?
- Đâu có chỗ nào ghi.
- Chớ bác sỹ đọc nó từ đâu?
- Từ quyển sách này.
- Nhưng nó ở đâu? Mấy câu bác sỹ nói đó?
- À.... Tôi nói theo cách luận của Kinh Dịch.


Friday, March 20, 2015

CHUYỆN 2 NGƯỜI QUÉT RÁC


“Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng
thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

                Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:           “Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”
                          alt
          Chính vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
               - Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
            Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
          -Ông nói gì?
          - Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

      Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
          - Bộ đường phố này của ông hả?

      Người đàn ông trả lời ngay:
          - Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi.  Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!

     Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
          - Không nhặt thì sao?

            Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

***
            Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
***
            Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:          - Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
     Sư hiền từ đáp:
          - Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.


            ***
            Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”